Trước bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, du lịch Việt Nam buộc phải chuyển mình mạnh mẽ. Giờ đây, du lịch xanh không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu nếu muốn phát triển bền vững, lâu dài .
Chuyển đổi xanh là con đường phải đi của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả. Đó là tinh thần chủ đạo của diễn đàn 'Phát triển điểm đến xanh – Nâng tầm du lịch Việt Nam' diễn ra vào ngày 11-4 tại Hà Nội.
Các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) là nền tảng quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp lồng ghép các yếu tố bền vững vào chiến lược và hoạt động kinh doanh.
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
Nếu ngành du lịch chỉ tập trung vào giảm giá mà không nâng cao chất lượng dịch vụ, sẽ đánh mất cả khách lẫn thương hiệu. Do đó, thay đổi tư duy để nâng cao giá trị là việc cần làm ngay.
Mưa lớn đã tàn phá nhiều khu vực chịu ảnh hưởng do động đất Myanmar trong bối cảnh số người thiệt mạng tiếp tục tăng.
Tính tới ngày 5/4, trận động đất mạnh 7,7 độ richter ở Myanmar đã cướp đi sinh mạng của 3.354 người. Trong khi đó, những người sống sót phải sống cảnh màn trời chiếu đất.
Hôm 3/4, Reuters đưa tin nhiệt độ cao và mưa lớn ở Myanmar có thể khiến dịch bệnh bùng phát ở những nơi người sống sót đang cắm trại ngoài trời sau trận động đất, làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu hộ vốn đã gặp khó khăn do nội chiến, khi số người chết đã vượt quá 3.000 người.
Talkshow 'Nhận thức đúng về năng lực bản thân – Điểm khởi đầu của hành trình sự nghiệp rực rỡ ' đã diễn ra sáng 23/3 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự kiện thuộc chuỗi chương trình 'Ngày hội việc làm - Kết nối nhà tuyển dụng 2025' được tổ chức thường niên từ năm 2023 của nhà trường.
Việt Nam cần ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có chọn lọc, thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu cụ thể trong khu vực công, tránh chạy theo trào lưu công nghệ, để đảm bảo hiệu quả thực sự và lợi ích công cộng.
Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.
Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.
Thời hạn chính quyền lâm thời tại Syria phải chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới vào ngày 1/3 đã qua, song quá trình chuyển đổi chính trị và tái thiết ở quốc gia Trung Ðông này vẫn như một bức tranh hỗn độn. Dù chính quyền có nhiều nỗ lực thúc đẩy đối thoại quốc gia, con đường đi đến một nền hòa bình, ổn định và trật tự bền vững cho Syria vẫn còn nhiều chông gai, chủ yếu do mâu thuẫn về quan điểm, lợi ích giữa các bên.
Phát thải CO2 và rác thải nhựa là những vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, đòi hỏi nhiều nỗ lực để giảm thiểu.
Mới đây, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Quỹ Coca-Cola Foundation (TCCF) công bố hợp tác để giải quyết thách thức ngày càng lớn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28- 0,73 triệu tấn thải ra biển. Tuy nhiên chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Quỹ Coca-Cola Foundation (TCCF) vừa công bố hợp tác để giải quyết thách thức ngày càng lớn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Quỹ Coca-Cola Foundation công bố hợp tác giải quyết việc quản lý rác thải nhựa tại Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa ký kết Thỏa thuận trao đổi để khởi động Dự án 'Nâng cao năng lực hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)'.
Ngày 27/2, chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Đại sứ quán Nhật Bản đã kí kết Thỏa thuận trao đổi để khởi động sáng kiến 'Nâng cao năng lực hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia'. Tổng số vốn đầu tư dự án là 51 tỷ đồng; thuộc diện vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.
Ngày 26/02/2025 tại Hà Nội Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố khởi động chương trình hỗ trợ nguồn vốn sáng tạo nhằm chống lại ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.
Không chỉ tăng cường hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi các hệ sinh thái trọng yếu, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái còn mở ra các nguồn tài chính mới phục vụ công tác bảo tồn, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và nâng cao sinh kế cho cộng đồng địa phương; tạo động lực kinh tế để các bên liên quan tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường…
Chiều 26/2, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã công bố khởi động chương trình hỗ trợ nguồn vốn sáng tạo nhằm chống lại ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.
Việc thúc đẩy thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên, các cơ chế tài chính sáng tạo và bền vững cho bảo tồn thiên nhiên.
Mô hình đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam được đề xuất triển khai tại Vườn quốc gia Tràm Chim, mở ra cơ hội nhân rộng trên toàn quốc.
Tại Đồng Tháp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam vừa phối hợp với Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) và các viện nghiên cứu tổ chức cuộc họp tham vấn 'Đề án Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim'. Đề án này nhằm thiết lập cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ công tác bảo tồn đất ngập nước và sinh kế cộng đồng địa phương.
Ngày 21/2, tại Đồng Tháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) đang tiến hành xây dựng và triển khai thí điểm 'Đề án Chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước' tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Đề án này nhằm thiết lập cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ công tác bảo tồn đất ngập nước và sinh kế cộng đồng địa phương.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cảnh báo nền kinh tế Syria khó có thể phục hồi về mức trước xung đột, đồng thời vạch ra một lộ trình tái thiết kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng của quốc gia Trung Đông này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-BTTMT về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Hãng Reuters cho biết nhiều cư dân Dải Gaza quá mệt mỏi vì xung đột đã bắt đầu về lại nơi mình sinh sống vào ngày thứ 3 của thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng quang cảnh trước mắt khiến họ bị sốc.
Bảo hiểm nông nghiệp là công cụ quan trọng giúp nông dân giảm thiếu rủi ro, nhưng Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế sau 5 năm triển khai. Việc sửa đổi, bổ sung quy định nhằm mở rộng phạm vi áp dụng, tăng cường hỗ trợ tài chính và thu hút sự tham gia của các hộ nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ nông dân và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời gian qua đã hỗ trợ, huy động nguồn lực đào tạo trực tiếp cho hơn 14.000 doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 4.000 doanh nghiệp trên cả nước được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững từ nguồn lực của các tổ chức quốc tế.
Trong xu thế phát triển mới về kinh doanh bền vững, năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động huy động nguồn lực quốc tế, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình kinh doanh xanh, tuần hoàn, bao trùm.
Sáng 27/12, Liên hoan Các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện toàn quốc năm 2024 quy tụ hơn 200 tình nguyện viên tiêu biểu trên khắp cả nước, cùng chia sẻ những hành trình ý nghĩa và lan tỏa tinh thần nhân ái vì cộng đồng.
Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Tổ chức Di cư Quốc tế đang được Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post nhanh chóng chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi.
Ngày 18 /12/2024, tại Văn phòng UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) đã tiến hành lễ ký Thỏa thuận hỗ trợ giữa UNDP và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội - là đơn vị đã chiến thắng trong Thử thách Đổi mới Bảo hiểm toàn diện (IICF). Sáng kiến này được UNDP xây dựng nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm toàn diện sáng tạo tại Việt Nam. Theo đó, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC) được trao giải thưởng 40.000 đô la Mỹ cùng hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các giải pháp bảo hiểm sáng tạo.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.
Ngày 10/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức 'Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: Từ Kế hoạch đến Hành động' với sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia nhằm thảo luận về lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.
Khởi xướng từ tháng 12/2020, đến nay mô hình 'Giặt là Sáng – Tiệm giặt là của người Điếc' do chị Lương Thị Kiều Thúy sáng lập đã mở rộng 5 cơ sở tại các tỉnh, TP, tạo việc làm cho khoảng 20 nhân sự là người điếc/khiếm thính và phục vụ cho hàng nghìn khách hàng. Đằng sau con số biết nói trên là hành trình bền bỉ, truyền cảm hứng của 'cô chủ nhỏ' Lương Thị Kiều Thúy.
Thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy minh bạch, tăng cường công khai, phát hiện các hành vi sai trái và tiêu cực, bà Sabina A. Stein - đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết.
Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan từ ngày 11-22/11, các quốc gia đã nhất trí về những quy tắc cho thị trường carbon toàn cầu, trong đó có Việt Nam.