Chương trình bình ổn giá trên địa bàn thành phố được triển khai lần đầu vào năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán. Sau 20 năm thực hiện đã có sự chuyển biến căn bản từ mục tiêu 'bình ổn giá' sang mục đích 'bình ổn thị trường'. Từ kết quả đạt được này, UBND thành phố tiếp tục triển khai chương trình giai đoạn 2022-2032.
Nhằm giúp người dân thuận lợi trong thực hiện các dịch vụ công, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, lực lượng công an trên khắp cả nước đang ra quân triển khai chiến dịch 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người' để cấp định danh điện tử.
TP Hồ Chí Minh thống nhất chọn quận 7, hai huyện Cần Giờ, Củ Chi và một số khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp FDI đủ điều kiện thí điểm mở cửa, hoạt động trở lại có kiểm soát do đã đạt các tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19. Từ ngày 15/9, quận 7, hai huyện Cần Giờ, Củ Chi đã bắt đầu bước vào giai đoạn thí điểm hoạt động theo trạng thái 'bình thường mới'.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, hơn 100 chợ truyền thống và ba chợ đầu mối nông sản - thực phẩm chủ lực tại TP Hồ Chí Minh đã tạm ngừng hoạt động. Ngành công thương thành phố đã kích hoạt các kịch bản, phương án bảo đảm việc cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn luôn ổn định… Vì vậy, người dân yên tâm không lo thiếu nguồn hàng, tránh đổ xô mua sắm nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Nhiều mặt hàng rục rịch tăng giá do đầu vào nguyên liệu tăng, cùng với giá xăng, điện cao, dịch bệnh… đã góp phần đẩy giá thành sản phẩm. Các cơ sở sản xuất và siêu thị tại TP Hồ Chí Minh đã lên phương án phối hợp giảm chi phí sản xuất để tìm cách giảm và giữ giá, không để thị trường giá biến động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Sau Tết, các điểm kinh doanh trên địa bàn thành phố đã mở cửa trở lại, nhưng đến nay nhiều chợ truyền thống, cửa hàng, trung tâm thương mại vẫn vắng khách. Lượng khách hàng đến các chợ truyền thống mua sắm đạt thấp so với mọi thường lệ.