Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Di tích Ngã tư Rạch Kiến là chứng tích của Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến - một phương thức đánh giặc độc đáo, sáng tạo của quân và dân Long An trong thời gian trực tiếp đương đầu với quân đội và đồng minh đế quốc Mỹ cùng ngụy quân Sài Gòn.
Trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, có dịp trở lại vùng đất Tây Nam Bộ, chúng tôi được chứng kiến và nghe nhiều câu chuyện chân thực, xúc động về sự chung sức, đồng lòng của quân và dân trong hành trình hồi sinh những vùng đất 'chết'.
Ngày 11-3-1975, Buôn Ma Thuột-thủ phủ cao nguyên trung phần-bị thất thủ. Mấy ngày sau, ngụy quân tiếp tục bị đánh bại ở Pleiku, rồi Kon Tum và chúng phải tìm kế thoát thân khỏi Tây Nguyên. Trong chiến dịch này, gần 3 vạn lính chủ lực, dù, biệt động quân, địa phương quân của ngụy quân Sài Gòn bị quân ta đánh cho tan tác. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên có sự đóng góp quan trọng của đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch.
Hòa bình, độc lập, thống nhất không chỉ trở thành sự nghiệp đấu tranh của toàn dân mà còn là khát vọng, mục tiêu của quân, dân Việt Nam khi chống chọi với các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ và tay sai. Sau Hiệp định Paris năm 1973, khát vọng, mục tiêu đó càng cháy bỏng và chỉ có thể đạt được bằng sự tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, thực hiện tổng tiến công và nổi dậy...
Mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thắng lợi vĩ đại đó có sự đóng góp âm thầm, bền bỉ và vô cùng to lớn của lực lượng Tình báo quốc phòng (TBQP).
Chúng ta đang tiến hành các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) với tâm thế và vị thế của một đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Đất nước bộn bề công việc, những chuyển động lớn và những khát vọng lớn đan xen nhau, đặt ra những thách thức lớn cũng là niềm hy vọng lớn của nhân dân với công cuộc Đổi mới.
Sáng ngày 30/4, phát biểu tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân Khu 7 đầy xúc động: 'Không có nhân dân, không có chúng tôi ngày hôm nay!'.
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng 'Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không' cuối tháng 12-1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27-1-1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng đó góp phần to lớn để quân và dân ta thực hiện thắng lợi quyết tâm chiến lược của Đảng 'đánh cho Mỹ cút', tạo tiền đề quan trọng 'đánh cho ngụy nhào', hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một ngày đầu tháng 4-2025, con trai họa sĩ Lê Đức Tuấn vui mừng gọi điện thông báo với tôi rằng, anh đã mua được vài tờ Báo Quân đội nhân dân cũ, số ra đầu tháng 5-1975, trong đó có tờ báo ra ngày 1-5, cập nhật sớm tình hình ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, tại căn nhà nhỏ cuối đường Dương Văn An, phường Xuân Phú, TP Huế, không khí như trầm lắng lại trong sự xúc động và tự hào để nghe những câu chuyện góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.
Ngày 28/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; kiều bào yêu nước và bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp thế giới. Tầm ảnh hưởng tích cực và sức lan tỏa mạnh mẽ của các hoạt động kỷ niệm khiến các thế lực thù địch và những đối tượng phản động cay cú, tăng cường thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, chống phá...
Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ òa hạnh phúc.
Đã 50 đất nước thống nhất, nhưng người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa bao giờ quên những cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 3 - Sao Vàng đã dũng cảm, mưu trí, không tiếc máu xương vượt cửa tử vào giải phóng Vũng Tàu. Góp phần làm nên thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tối 26/4, tại Công viên quảng trường Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (27/4/1975 - 27/4/2025).
Tối 26-4, tại Quảng trường Công viên TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với chủ đề '50 năm vang khúc khải hoàn'.
Tối 26-4, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty 28 (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (9-5-1975 / 9-5-2025).
Tiểu đoàn 445 là đơn vị vũ trang chủ lực đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ra đời vào ngày 19-5-1965 tại ấp Suối Rao, xã Long Tân (huyện Đất Đỏ). Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Tiểu đoàn 445 đã cùng Sư đoàn 3 Sao Vàng lập nên những chiến công chói lọi, giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần vào thắng lợi của cả dân tộc.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quyết chiến chiến lược, kết thúc trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông về một mối. Đó là kết quả của hành trình đấu tranh 21 năm không ngưng nghỉ, trải qua nhiều giai đoạn chiến lược của toàn dân tộc.
Chiến thắng 30-4-1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp của Viện Kỹ thuật quân sự (KTQS), nay là Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam).
50 năm trước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân dân cả nước đã đoàn kết một lòng, kiên cường, bất khuất, anh dũng chiến đấu làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Nửa thế kỷ trôi qua, ký ức một thời oanh liệt vẫn đậm sâu trong tim những chiến sĩ cách mạng với niềm tự hào mãnh liệt.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một trong những cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ, oanh liệt nhất và chiến thắng vẻ vang, trọn vẹn nhất. Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất trong toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam. Là thành quả của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết và tinh thần 'không có gì quý hơn độc lập tự do' của toàn dân tộc.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là thiên sử vàng, mốc son chói lọi tạc vào lịch sử dân tộc ta như một trong những bản hùng ca diệu kỳ nhất; biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng về một thời tham gia kháng chiến, phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh của cựu chiến binh Hoàng Văn Đe, bản Chiềng Sàng, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, vẫn còn nguyên vẹn.
Cách đây vừa tròn 50 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến dịch quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh họp rà soát lần cuối cùng và phê duyệt kế hoạch tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết định tiến công giải phóng Sài Gòn từ 5 hướng.
Sáng 20/4, tại Hà Nội, Ban liên lạc Phi đội Quyết thắng phối hợp Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất, chiến công đặc biệt góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường, đập tan ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Lịch sử Đảng bộ An Giang ghi nhận trong những ngày tháng 4 lịch sử năm 1975, cùng với cả nước, quân và dân trong tỉnh đã đứng lên đập tan Ngụy quân, Ngụy quyền, đánh đuổi quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, đó là nghệ thuật quân sự đặc sắc đến đỉnh cao.
Lời Tòa soạn: Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Đứng chân trên địa bàn chiến lược Bắc Tây Nguyên, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài hơn 80km, tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Trải qua 60 năm chiến đấu, xây dựng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Gia Lai luôn sắt son một tình yêu biên giới, lập được nhiều chiến công, nhiều thành tích rất đáng tự hào.
Một nửa thế kỷ đã lùi xa nhưng giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại và không khí hào hùng của Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 vẫn in đậm trong ký ức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và những lực lượng cách mạng, tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới.
Bài 10: Tích cực xây dựng hậu phương, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất
Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, mở rộng hành lang nối liền các tỉnh Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo cục diện mới, mở ra thời cơ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, đó là nghệ thuật quân sự đặc sắc đến đỉnh cao.