Các nhà khoa học vừa công bố, dọc theo con đường Hoàng Gia của di sản Thành nhà Hồ đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô.
Sau gần 2 năm tiến hành khai quật Đường Hoàng gia - Thành nhà Hồ (từ 25-11-2021 đến 30-7-2022), Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện thêm nhiều điểm mới ở con đường này. Qua đó, làm rõ hiện trạng cấu trúc và vật liệu xây dựng con đường Hoàng Gia trong nội thành qua các thời kỳ lịch sử.
Sáng 23/7, tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tổ chức Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Theo các nhà khảo cổ, hiện dấu tích đường Hoàng Gia trong nội thành Di sản Thành nhà Hồ còn lại rất rõ, được kè đá xanh và lát đá phiến nằm chính giữa cổng Nam Thành nhà Hồ.
Sáng 23/7, tại huyện Vĩnh Lộc, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tổ chức Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Ngoài việc phát lộ các dấu tích kiến trúc, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một khối lượng lớn các di vật. Trong đó, vật liệu kiến trúc khá phong phú, đa dạng về loại hình, chất liệu và thuộc nhiều thời kỳ khác nhau.
Kết quả khai quật khảo cổ tại Thành Nhà Hồ qua nhiều năm, đặc biệt là năm 2020, đã chứng minh tiềm năng to lớn của di sản dưới lòng đất và làm gia tăng thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của Thành Nhà Hồ.
Ngày 25/1, ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết: Trung tâm vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Thành Nhà Hồ năm 2020.
Đây là nguồn tư liệu mới, có giá trị lịch sử, văn hóa rất cao, góp phần tìm hiểu kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều di vật, cứ liệu quan trọng tại Thành nhà Hồ qua 6 tháng khai quật. Các di tích kiến trúc thuộc nhiều loại hình lần đầu được nhận diện rõ.
Thêm nhiều tư liệu mới góp phần nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.