Giữa xứ nước nổi với những cơn gió lúc hiu hiu, lúc làm nghiêng ngả vạt tràm gió mới cảm hết hồn quê, cảm hết chiều sâu văn hóa dân dã mênh mang như con nước tràn đồng…
Dù mùa nước nổi năm nay về miền Tây sớm và cao hơn các năm trước, nhưng sản vật tự nhiên ngày càng cạn kiệt, người đánh bắt nhiều nên những người dân mưu sinh mùa nước nổi cũng bữa trúng bữa không. 'Làm nghề này, trên xuồng người chống người chèo suốt ngày đêm, kiếm được đồng tiền cũng rơi nước mắt', anh Lê Văn Thảo - người dân sống nghề giăng lưới ở đầu nguồn lũ An Giang - chia sẻ.
Sáng 24/10, đoàn công tác do Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp dẫn đầu có buổi khảo sát, nắm tình hình đường biên, cột mốc trên địa bàn trong mùa nước nổi; tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới lẫn các chốt đường thủy, đường bộ, đường biên, mốc giới trên tuyến biên giới của TX. Tân Châu.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ 'lửa' với nghề.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản 'trứ danh' ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Đầu nguồn lũ An Giang (gần biên giới với Campuchia), nước tràn đồng, có nơi sâu 2 – 3m. Nước lũ tràn về cũng là lúc người dân thu hoạch bông súng kiếm thêm thu nhập.
Mỗi năm, khi con nước mấp mé tràn đồng, nhiều nông dân Sóc Trăng lại bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên, không phải cho cá ăn, thu lời khỏe.
Hiện nay, các địa phương đầu nguồn ở tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa nước nổi, nước ngập các cánh đồng thuộc khu vực biên giới 2 tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam) - Prey Veng (Campuchia). Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp tăng cường tuần tra, mật phục, tích cực phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi, ngăn chặn các đối tượng lén lút dùng phương tiện thủy để vận chuyển hàng lậu qua biên giới, vào nội địa tiêu thụ.
Khi những đợt mưa ngày một nhiều hơn, chúng tôi chạy xe về cánh đồng biên giới Long An, Đồng Tháp, An Giang… để đắm chìm trong mênh mông mùa nước nổi. Để cùng người nông dân chèo ghe gỡ lưới, đổ dớn, cắm câu, hát đờn ca và nghe những câu chuyện bất tận về sự trù phú của trời đất, của dòng sông mẹ Mê Kông như từ hàng trăm năm trước.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn 'thâm niên' đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần 'đổi tính' nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.
Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ 'trời cho'. Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước.
Vào mùa nước nổi, những cánh đồng hai bên bờ kênh Vĩnh Tế ngập trong dòng nước đục màu phù sa, tạo nên bức tranh thiên nhiên ấn tượng.
Sự kiện Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 26/10/2024, sau đó tổ chức các hoạt động du lịch kéo dài từ ngày 26/10/2024 đến hết tháng 3/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên. Mô hình này bà con gọi là nuôi đăng quầng (quản lý cá trên đồng ruộng) cho hiệu quả kinh tế khá ổn định trong những năm qua.
Bình minh vừa 'leo' qua dãy nhà sàn vượt lũ ven biên giới cũng là lúc lái cá đồng neo đậu chiếc ghe đục bên dòng kênh vắng. Như hẹn từ trước, ngư dân từ khắp các hướng trên đồng dong xuồng ồ ạt mang cá về đây cân cho thương lái, tạo nên không khí làm ăn nhộn nhịp mùa nước nổi.
Tranh thủ nước lũ dâng cao, tràn đồng, những ngày này, người dân tại nhiều địa phương vùng Đồng Tháp Mười (Long An) cấp tập gieo trồng vụ sen Đông Xuân.
Mùa nước nổi năm nay, Đồng Tháp lại một lần nữa trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và văn hóa địa phương. Đặc biệt, tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tạo thêm điểm nhấn mới với mô hình du lịch trải nghiệm độc đáo.
Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là 'chợ âm phủ', 'chợ ma' vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ sáng.
Ở các tỉnh biên giới miền Tây Nam Bộ như An Giang, Đồng Tháp, Long An cứ vào mùa nước nổi hằng năm, người nông dân lại đưa đàn trâu vượt qua các cánh đồng ngập nước đi tìm những vùng đất cao ráo, còn sót lại ít vạt cỏ xanh, đây là nơi cho những đàn trâu di trú suốt mùa nước lũ về ngập đồng. Người và trâu cứ thế đi mãi, từ cánh đồng ngập nước này sang cánh đồng khác, đến khi nước rút cạn khô mới trở về. Mùa len trâu là bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc biệt của mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ.
An Giang có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và duy trì hoạt động qua nhiều thập kỷ. Trong đó có những làng nghề 'nương' theo mùa nước nổi từng hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay có phần lắng lại.
Lợi dụng mùa nước, nguồn lợi thủy sản nhiều, một số đối tượng thường xuyên sử dụng các công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép.
Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.
Năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, xóm buôn ếch đồng ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) trở nên nhộn nhịp. Mờ sáng, họ rong ruổi khắp vùng nông thôn thu mua ếch mang về bán tại vựa, kiếm thu nhập khá lúc nông nhàn.
Mùa nước nổi, trên các tuyến kênh giáp biên ở vùng đầu nguồn, thương lái xuôi ngược ghe, xuồng buôn cá đồng tấp nập.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật 'trời ban' trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải 'ly hương' lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Lợi dụng cánh đồng biên giới mênh mông nước, các đối tượng thường tập kết hàng lậu sát đường biên, chờ thời cơ thuận lợi sẽ dùng phương tiện thủy vận chuyển thuốc lá lậu, đường cát, mỹ phẩm… từ Campuchia về Việt Nam. Theo cơ quan chức năng, tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Tây Nam cũng 'nóng' trở lại.
UBND huyện An Phú vừa tổ chức sơ kết công tác phối hợp giữa 3 lực lượng công an, quân sự, biên phòng quý III/2024. Bí thư Huyện ủy An Phú Quách Tố Giang; Chủ tịch UBND huyện An Phú Trang Công Cường tham dự.
Những ngày con nước tràn đồng cũng là lúc người dân vùng xả lũ trở về với mùa tắm đồng. Từng là trò tiêu khiển của trẻ con ngày trước, việc tắm đồng giờ đây lại trở thành niềm vui cho những ai được thấy lại cảnh mùa nước nổi tràn đồng.
Mỗi năm vào mùa nước nổi, nhiều hộ dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp bắt đầu mở tour du lịch, đón những đoàn du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm mùa nước nổi, khám phá, tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long.
Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau mùa mưa cũng có một khu vực ruộng đồng ngập sâu như 'mùa nước nổi' ở các tỉnh đầu nguồn vùng ĐBSCL. Nhưng cứ đến mùa nước này người dân địa phương lại thấy tủi nhiều hơn thấy vui.
Tôi ngược đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ đuối nước, làm chết 11 trẻ. Những vụ việc đau lòng tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong giám sát, trông coi, quản lý trẻ em.
Mùa nước nổi về ở miền Tây cũng là lúc loài cá linh được săn bắt, thu hoạch. Trong bữa cơm dân dã, những món ăn từ cá linh luôn chiều lòng mọi khẩu vị từ người dân miền sông nước cho đến du khách.
Bình minh vừa 'leo' qua khỏi mặt sông, tiếng máy chạy lạch cạch rẽ nước ràn rạt, tiếng ít ới gọi nhau đánh thức 'chợ trôi' mùa nước nổi. Trên ghe, thương hồ phân phối hàng nông sản miệt dưới cho mối lái để kịp chạy về bán vào buổi sáng tại chợ quê. Từ lâu, việc buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng tấp nập đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ sông nước Cửu Long được lưu truyền hàng trăm năm. Nhờ hoạt động buôn bán này, thương hồ và tiểu thương có thu nhập ổn định quanh năm.
Nằm biệt lập bên kia bờ kênh Vĩnh Tế (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc), chùa Bà Bài từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng được người dân, du khách gần xa đến viếng. Đến với ngôi cổ tự này, người ta dễ dàng tìm được cảm giác yên bình, nhất là trong thời điểm mùa nước nổi tràn đồng.
Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ 'về' trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng đợi của cư dân nơi dành cho người bạn từ phương xa.
Giữa trưa, ở vùng đầu nguồn biên giới dễ dàng bắt gặp người dân chở bông súng đồng về bán cho tiểu thương. Với màu sắc rất đẹp, mỗi khi thấy loài hoa đồng nước này, du khách đều đắm đuối mê say.