Từ con vật đặc sản của quê hương, người phụ nữ này đã nghiên cứu ra một món ăn mới và gây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Nay, doanh thu đến từ các sản phẩm này lên đến hơn 3 tỷ đồng/năm.
Sông Đà tại TX. Mường Lay với hai mùa riêng biệt là mùa nước nổi và mùa nước rút. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 là thời điểm nước lên tạo thành khung cảnh sơn thủy hữu tình, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Nước nổi tràn băng các cánh đồng dọc tuyến biên giới Tây Nam cũng là thời điểm buôn lậu qua biên giới đường bộ, đường thủy phức tạp nhất trong năm.
Lực lượng CSGT Công an các tỉnh miền Tây đã triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, chủ động ứng phó với tình huống có thể xảy ra trong mùa mưa bão.
Mọi người thường gọi là 'Chợ ma chồm hổm' Hòa Mỹ, bởi lẽ chợ họp vào lúc nửa đêm về sáng và các thương lái tự chọn cho mình một chỗ rồi kê chiếc ghế nhỏ để ngồi hoặc ngồi xổm để trao đổi, mua bán. Vào mùa nước nổi tràn đồng, cũng là lúc chợ cá này khá nhộn nhịp.
Vào mùa nước nổi, lực lượng vũ trang tỉnh Long An thường tổ chức diễn tập chiến thuật trên địa hình sông nước, huấn luyện sát thực tế.
Ngày 26/10, UBND thị xã Mường Lay (Điện Biên) tổ chức Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 – 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Cặp dòng kênh Trà Sư, con nước tràn đồng tạo nên một vẻ đẹp mê hoặc. Không sản xuất lúa nước vụ 3, người dân tại đây khai thác giá trị mùa nước nổi đón du khách đến tham quan trải nghiệm.
Sáng 26/10, Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức, nhằm khai thác vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam này.
Sáng 26/10, UBND TX. Mường Lay long trọng tổ chức Lễ khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh lễ hội là cơ hội để Mường Lay bứt phá, khai thác tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện sông Đà, hướng tới xây dựng thị xã thành điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc.
Sáng 26/10, thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025.
Là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu, Công ty du lịch Vietravel Nghệ An luôn mang đến cho du khách Hà Tĩnh và cả nước những chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, chất lượng tuyệt vời nhất.
Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.
Mùa nước lũ tràn đồng mang lại phù sa bồi đắp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, còn ban tặng nhiều sản vật tự nhiên để người dân nơi đầu nguồn cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng là một trong những nghề 'làm chơi, ăn thiệt', vừa giải trí, vừa mang thêm thu nhập cho bà con.
Tối 25/10, chương trình Giao lưu nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc các hoạt động Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025 được tổ chức tại Bến thuyền cơ khí TX. Mường Lay. Tham dự chương trình có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Giữa xứ nước nổi với những cơn gió lúc hiu hiu, lúc làm nghiêng ngả vạt tràm gió mới cảm hết hồn quê, cảm hết chiều sâu văn hóa dân dã mênh mang như con nước tràn đồng…
Dù mùa nước nổi năm nay về miền Tây sớm và cao hơn các năm trước, nhưng sản vật tự nhiên ngày càng cạn kiệt, người đánh bắt nhiều nên những người dân mưu sinh mùa nước nổi cũng bữa trúng bữa không. 'Làm nghề này, trên xuồng người chống người chèo suốt ngày đêm, kiếm được đồng tiền cũng rơi nước mắt', anh Lê Văn Thảo - người dân sống nghề giăng lưới ở đầu nguồn lũ An Giang - chia sẻ.
Sáng 24/10, đoàn công tác do Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp dẫn đầu có buổi khảo sát, nắm tình hình đường biên, cột mốc trên địa bàn trong mùa nước nổi; tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới lẫn các chốt đường thủy, đường bộ, đường biên, mốc giới trên tuyến biên giới của TX. Tân Châu.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ 'lửa' với nghề.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản 'trứ danh' ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Đầu nguồn lũ An Giang (gần biên giới với Campuchia), nước tràn đồng, có nơi sâu 2 – 3m. Nước lũ tràn về cũng là lúc người dân thu hoạch bông súng kiếm thêm thu nhập.
Mỗi năm, khi con nước mấp mé tràn đồng, nhiều nông dân Sóc Trăng lại bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên, không phải cho cá ăn, thu lời khỏe.
Hiện nay, các địa phương đầu nguồn ở tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa nước nổi, nước ngập các cánh đồng thuộc khu vực biên giới 2 tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam) - Prey Veng (Campuchia). Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp tăng cường tuần tra, mật phục, tích cực phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi, ngăn chặn các đối tượng lén lút dùng phương tiện thủy để vận chuyển hàng lậu qua biên giới, vào nội địa tiêu thụ.
Khi những đợt mưa ngày một nhiều hơn, chúng tôi chạy xe về cánh đồng biên giới Long An, Đồng Tháp, An Giang… để đắm chìm trong mênh mông mùa nước nổi. Để cùng người nông dân chèo ghe gỡ lưới, đổ dớn, cắm câu, hát đờn ca và nghe những câu chuyện bất tận về sự trù phú của trời đất, của dòng sông mẹ Mê Kông như từ hàng trăm năm trước.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn 'thâm niên' đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần 'đổi tính' nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.
Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ 'trời cho'. Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước.
Vào mùa nước nổi, những cánh đồng hai bên bờ kênh Vĩnh Tế ngập trong dòng nước đục màu phù sa, tạo nên bức tranh thiên nhiên ấn tượng.
Sự kiện Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 26/10/2024, sau đó tổ chức các hoạt động du lịch kéo dài từ ngày 26/10/2024 đến hết tháng 3/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên. Mô hình này bà con gọi là nuôi đăng quầng (quản lý cá trên đồng ruộng) cho hiệu quả kinh tế khá ổn định trong những năm qua.
Bình minh vừa 'leo' qua dãy nhà sàn vượt lũ ven biên giới cũng là lúc lái cá đồng neo đậu chiếc ghe đục bên dòng kênh vắng. Như hẹn từ trước, ngư dân từ khắp các hướng trên đồng dong xuồng ồ ạt mang cá về đây cân cho thương lái, tạo nên không khí làm ăn nhộn nhịp mùa nước nổi.
Tranh thủ nước lũ dâng cao, tràn đồng, những ngày này, người dân tại nhiều địa phương vùng Đồng Tháp Mười (Long An) cấp tập gieo trồng vụ sen Đông Xuân.
Mùa nước nổi năm nay, Đồng Tháp lại một lần nữa trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và văn hóa địa phương. Đặc biệt, tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tạo thêm điểm nhấn mới với mô hình du lịch trải nghiệm độc đáo.
Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là 'chợ âm phủ', 'chợ ma' vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ sáng.
Ở các tỉnh biên giới miền Tây Nam Bộ như An Giang, Đồng Tháp, Long An cứ vào mùa nước nổi hằng năm, người nông dân lại đưa đàn trâu vượt qua các cánh đồng ngập nước đi tìm những vùng đất cao ráo, còn sót lại ít vạt cỏ xanh, đây là nơi cho những đàn trâu di trú suốt mùa nước lũ về ngập đồng. Người và trâu cứ thế đi mãi, từ cánh đồng ngập nước này sang cánh đồng khác, đến khi nước rút cạn khô mới trở về. Mùa len trâu là bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc biệt của mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ.
An Giang có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và duy trì hoạt động qua nhiều thập kỷ. Trong đó có những làng nghề 'nương' theo mùa nước nổi từng hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay có phần lắng lại.
Lợi dụng mùa nước, nguồn lợi thủy sản nhiều, một số đối tượng thường xuyên sử dụng các công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép.
Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.