Trong phiên họp sáng nay, 12-5, Quốc hội nghe Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
20 điều có nội dung liên quan đến giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử được đề nghị sửa đổi, bổ sung. Trong đó, đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử rút ngắn từ 70 ngày xuống còn 42 ngày.
Sáng 12/5, Quốc hội dự kiến nghe tờ trình về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thực hiện chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 7-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và 2 dự án luật: Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 3, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Phiên họp.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Vẽ lại bản đồ, định hình tương lai; Quan điểm chỉ đạo trong nghị quyết 68 phát triển kinh tế tư nhân; Gần 970 nghìn lượt bệnh nhân được khám, cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5; EU sắp công bố kế hoạch chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Bộ Chính trị và Trung ương đã quyết định sau Đại hội XIV của Đảng sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, do nhiệm kỳ Quốc hội cách xa thời gian Đại hội Đảng nên một số chức danh lãnh đạo Nhà nước phải bầu 2 lần và tuyên thệ đến hai lần (sau Đại hội Đảng và sau bầu cử).
Theo Tổng Bí thư, 'đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó', đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, bắt đầu ngày mai, ngày 6/5 sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong 30 ngày.
Sáng 5/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Sáng 5/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.
Cùng với việc xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững…
9h00 ngày 05/05/2025, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam.
Ban Soạn thảo đề nghị báo cáo Quốc hội cho phép từ nhiệm kỳ tiếp theo của Quốc hội sẽ thực hiện đánh số tuần tự các kỳ họp.
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình Đợt 2 của Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Sáng nay (23/4), UBTVQH cho ý kiến về Báo cáo một số vấn đề về việc xây dựng Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng, việc xem xét, quyết định các vấn đề về công tác nhân sự là thẩm quyền quan trọng của Quốc hội, cần phải bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng.
Sáng 23-4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15-11-2022 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung nội quy lần này làm sao đảm bảo tính minh bạch, công khai, trong đó nghiên cứu tăng cường phát thanh, truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi.
Sáng 23/4, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Chiều 15/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 04 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự...
Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
VKSND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Hội nghị quán triệt toàn văn các Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản của Trung ương và của ngành KSND đến toàn thể công chức, đảng viên trong đơn vị.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 28/ĐĐBQH-VP về việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều luật rất quan trọng, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện các luật này đã và đang được các cấp, các ngành trên địa bàn TP. Huế đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức nhằm sớm đưa các luật vào cuộc sống.
Theo đại biểu Dương Khắc Mai, luật không giống như các văn bản quy phạm pháp luật khác, nó có tính ổn định và tổng thể, cho nên ĐBQH có tính chuyên nghiệp càng cao thì chất lượng luật đi vào cuộc sống tốt, có sức sống cao, tuổi thọ cao.
Về đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa, Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra phối hợp tiếp thu hoặc giải trình rõ các nội dung này.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43, ngày 10/3/2025.
Sáng 28-3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai các luật được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu bia thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm bảo vệ sức khỏe nhân dân; tránh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như điều hành phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tăng trưởng kinh tế...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Nghị quyết phê chuẩn ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lâm Đồng.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Thời gian qua, quá trình này đã đạt được những kết quả tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều nội dung của Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu hoàn thành trước 30/6 nên dự kiến kỳ họp thứ 9 thường lệ sẽ khai mạc sớm hơn, có thể sau nghỉ lễ 30/4, 1/5. Dự án Luật Tổ chức Quốc hội và HĐND sửa đổi phải xong trong tháng 3 này để trình cấp thẩm quyền, tháng 4 trình Hội nghị Trung ương.
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kỳ họp thường kỳ thứ 9 của Quốc hội có thể được tiến hành sớm hơn nửa tháng so với thông lệ, nghĩa là ngay sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5.
Chiều 7-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ông Nguyễn Khắc Định-Phó Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội Khóa XV.
Baoquangngai.vn) Phát biểu kết luận tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt việc triển khai tổ chức thực hiện các luật, nghị quyết theo phương châm 'Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm và rõ trách nhiệm'.
Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV.