Cuộc sống khó khăn nên nhiều công nhân phải làm thêm đủ nghề để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, chủ yếu là người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, công ty 'ma' đã vẽ ra viễn cảnh đổi đời một cách nhanh chóng nhờ đi xuất khẩu lao động để lừa người lao động sập bẫy. Muốn ngăn chặn hiệu quả các hành vi lừa đảo, rất cần sự vào cuộc kịp thời, kiên quyết của nhiều cơ quan chức năng, và hơn cả là sự chia sẻ với những gia đình, những người lao động phải gánh khoản nợ hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng do bị 'sập bẫy lừa đảo' xuất khẩu lao động.
ĐBP - Trong điều kiện bị ảnh hưởng, chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19; giá mủ xuống thấp; song với sự nỗ lực, cơ cấu lại tổ chức sản xuất, phân công công việc phù hợp cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho 604 lao động (trên 87% lao động là người dân tộc thiểu số). Mức thu nhập bình quân năm qua của người lao động đạt 4,7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài số lao động, công nhân được ký kết hợp đồng, Công ty còn tạo việc làm cho 198 lao động tại địa phương nhận khoán khai thác mủ.
UBND huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét xử lý kỷ luật về mặt Nhà nước đối với nhiều cán bộ UBND xã Lộc An.