Ngoài người dùng, tính toán xử lý cả chủ mạng xã hội nếu có tin xấu, tin giả

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam mới chỉ phạt người sử dụng mạng xã hội nói xấu người khác, còn trách nhiệm nhà mạng, mạng xã hội chưa rõ. Tới đây sẽ tính toán quy định xử lý nhà mạng.

Để thông tin sai sự thật, 'bóc phốt' trên mạng có thể bị phạt hàng triệu USD hoặc đi tù

Chúng ta mới phạt những người sử dụng mạng xã hội để nói xấu người khác, còn trách nhiệm các nhà mạng thì sao? Nhiều quốc gia quy định trách nhiệm của mạng xã hội, thậm chí chủ mạng xã hội cũng có thể bị đi tù, ví dụ theo luật của Singapore.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Mình mới phạt người sử dụng mạng xã hội, còn các nhà mạng thì sao'?

'Nhiều nước quy định trách nhiệm của mạng xã hội, thậm chí chủ sở hữu mạng xã hội còn phải đi tù. Chúng ta hiện đã quy định hành vi liên quan đến trách nhiệm của mạng xã hội, mạng phải có trách nhiệm tự rà quét, xử lý các thông tin vi phạm', Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về hiện tượng lợi dụng không gian mạng để bóc phốt, công kích, nói xấu lẫn nhau.

Các ngành, địa phương tích cực vào cuộc

Trước thực tế tình hình an toàn giao thông trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành liên quan tích cực vào cuộc xử lý.

Phân cấp, phân quyền để giảm 'quyền anh, quyền tôi'

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Vấn đề phân cấp, phân quyền; rút ngắn thời gian thực hiện dự án đã được các ĐBQH quan tâm.

Dự án Luật Dữ liệu: Cần quy định rõ phạm vi điều chỉnh, tránh chồng chéo với các luật liên quan

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày mai (8/11), Quốc hội sẽ họp Phiên toàn thể ở hội trường để thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Góp ý tại tổ nhằm hoàn thiện dự án Luật này, các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu để đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc gia, tuy nhiên, bày tỏ băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của Luật này chưa bao trùm và toàn diện. Do đó, các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật này, tránh chồng chéo với các luật liên quan.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm xin - cho, 'quyền anh, quyền tôi'

Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể Kỳ họp thứ 8 sáng 6/11, khi thảo luận việc sửa đổi Luật Đầu tư công.

Các dự án chậm tiến độ đều do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Góp ý về phân loại dự án bồi thường giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập, ĐB Nguyễn Thị Lệ (TPHCM) đề nghị cần làm rõ trường hợp nào là thật sự cần thiết tách riêng bồi thường giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập. Thực tế, các dự án chậm tiến độ đều rơi vào công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đây là vấn đề khó khăn của các địa phương.

Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 17/10, tại Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh, đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang chủ trì buổi khảo sát, làm việc về thực hiện chính sách, pháp luật PCCC&CNCH giai đoạn 2022 - 2024 trên địa bàn tỉnh. Tham dự cùng đoàn có đồng chí Hoàng Ngọc Định, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh và đại diện một số sở, ngành, đơn vị.

Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang giám sát tại huyện Mèo Vạc

Sáng 08/10, tại huyện Mèo Vạc, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát đối với UBND huyện Mèo Vạc về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm giai đoạn 2021 – 2024; đồng thời tiến hành khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về điện lực giai đoạn 2022 – 2024 trên địa bàn huyện.

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y, chỉ định nhân sự 3 tỉnh

Trong tuần (từ 30/9 đến 3/10), Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Ban Bí thư chỉ định 2 Tỉnh ủy viên; chuẩn y nhân sự Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang vừa tổ chức công bố các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định, chuẩn y nhân sự mới.

Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang họp trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 26/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang, Đoàn ĐBQH khóa XV đã tổ chức họp đoàn trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để triển khai một số nội dung và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai phương hướng 3 tháng cuối năm.

Tăng cường công tác phối hợp quản lý biên giới, cửa khẩu

Ngày 27/8, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Tiểu Ban công tác cửa khẩu tỉnh Hà Giang, Việt Nam với Văn phòng cửa khẩu Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Bảo đảm sự độc lập về kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Dự thảo Luật cần có quy định phù hợp hơn để đảm bảo độc lập về tài chính của tổ chức công đoàn, cũng như bảo đảm người lao động là cán bộ công đoàn vừa tham gia hoạt động sản xuất tại đơn vị, vừa tham gia hoạt động công đoàn.

Trả lời của Tòa án Tối cao với các cấp xét xử chỉ để tham khảo

Tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tham gia chất vấn, đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, cho biết, thời gian qua, nhiều vụ việc, vụ án được Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyển đến Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: 'Việc xin ý kiến TAND Tối cao chỉ là tham khảo, trả lời cũng chỉ có ý nghĩa tham khảo'

Đại biểu Quốc hội chất vấn Chánh án Nguyễn Hòa Bình về việc nhiều vụ việc, vụ án được TAND cấp tỉnh chuyển đến TAND Tối cao xem xét, giải quyết nhưng 'thời gian chờ đợi quá lâu hoặc không có văn bản trả lời'.

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Giang tiếp xúc cử tri

Chiều 15/7, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đơn vị tỉnh Hà Giang cùng các thành viên chủ trì Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7 tại huyện Vị Xuyên.

ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM, RÕ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Theo ý kiến của nhiều ĐBQH, việc xây dựng và ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là cần thiết nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên. Trong đó, cùng với việc xây dựng thủ tục tố tụng thân thiện, quy định tại dự thảo cần đề cao trách nhiệm cũng như làm rõ vị trí, vai trò của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

TRÌNH TỰ XỬ LÝ CHUYỂN HƯỚNG 'NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI' CẦN KỊP THỜI, HIỆU QUẢ

Là một trong số 11 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên dự kiến được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024). Cơ bản tán thành việc luật hóa và mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần rà soát đảm bảo quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đồng thời đổi mới trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng theo hướng kịp thời, hiệu quả.

Chi Lăng: Khi đảng viên gương mẫu, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Chi Lăng đã phát huy vai trò nòng cốt của đảng viên với phương châm 'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau'. Những đảng viên đã tiên phong, gương mẫu, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới Nhân dân, cùng chung tay góp sức hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Chú trọng 'phòng cháy' hơn 'chữa cháy'

Chiều 19.6, thảo luận tại Tổ 6 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai góp ý vào Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các đại biểu đề nghị cần chú trọng nội dung 'phòng cháy' hơn 'chữa cháy' trong Dự án Luật; đồng thời, thay đổi phương thức tuyên tuyên truyền, thậm chí cho phép lực lượng phòng cháy, chữa cháy phát báo động giả để kiểm tra phản ứng của người dân.

Đại biểu Quốc hội: Cần thiết duy trì thu 2% kinh phí công đoàn

Sáng 18-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

ĐBQH đồng tình giữ 2% kinh phí công đoàn

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, sáng 18/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Theo đó, quy định mức kinh phí công đoàn đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được nhiều đại biểu quan tâm.

LÀM RÕ QUY TRÌNH, THỦ TỤC VỀ GIÁM SÁT, THANH TRA, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp 7 là quy định về thanh tra, kiểm tra và phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam. Đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung này, một số đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo luật chưa rõ ràng về hình thức, trình tự thực hiện; đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình làm rõ và chỉnh lý các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra và phản biện xã hội theo hướng rõ ràng, mạch lạc, có phạm vi phù hợp và có tính khả thi hơn.

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật

Ngày 8.6, thảo luận tại Tổ 6 về Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu cơ bản đồng tình với các nội dung đề ra, đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của Luật với hệ thống pháp luật hiện hành.