Dọc theo bờ hữu sông Lam, đoạn chảy qua huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), tình trạng sạt lở đất đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đất bãi màu mỡ của hàng trăm hộ dân đang dần bị dòng nước nhấn chìm, đe dọa sinh kế, sản xuất và cả hệ thống đê điều vùng hạ du.
Tình trạng sạt lở bờ sông Lam đoạn qua huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) diễn ra ngày càng phức tạp, cuốn trôi nhiều diện tích đất của người dân.
Do xuất phát điểm thấp nên trong xây dựng nông thôn mới, xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) còn gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2021, xã mới đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới, những tiêu chí chưa đạt đều 'quá sức' với địa phương này. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy hai năm, với cách làm sáng tạo, 'ý Đảng thuận lòng dân', xã Hưng Yên Nam đã bứt phá ngoạn mục, về đích nông thôn mới năm 2022, góp phần đưa huyện Hưng Nguyên về đích nông thôn mới năm 2024.
Do mưa lũ trên diện rộng, nước sông Lam dâng cao, tuyến đê bao ở xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An có nguy cơ bị tràn. Chính quyền địa phương đã triển khai các giải pháp gia cố để 'cứu' đê.
Sau đợt nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nguy cơ thiếu nước. Thậm chí, có một số nơi đã xảy ra hiện tượng ruộng cạn nước.
Nắng nóng kéo dài khiến nhiều khu vực ruộng ở huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc (Nghệ An) khô hạn, nứt nẻ. Người dân cho hay, nếu không có nước tưới trong ít ngày tới, hàng trăm ha lúa có nguy cơ chết vì hạn hán.
Khu rừng thông phòng hộ ở xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An được trồng gần 30 năm nay; có tới hàng chục ngàn cây thông đường kính từ 20-60 cm, cao 4-7 m.
Sau 3 ngày bị ngập nặng, đến sáng 2/11, khu vực các xã bị ngập nằm ngoài đê sông Lam của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), nước đã rút. Với tinh thần trách nhiệm cao, các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn huyện đã xuống cơ sở cùng người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tại Nghệ An, nắng nóng vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng khiến tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Liên tục trong nhiều tháng qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung (đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ) nắng nóng gay gắt, kéo dài đã đẩy các địa phương này đến tình trạng đối mặt với đợt khô hạn khốc liệt. Nhiều ao hồ, sông suối khô cạn khiến hàng ngàn hécta lúa và hoa màu khô héo, nhiều diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang; trong khi đó các bệnh liên quan đến nắng nóng cũng tăng cao.