Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3, tính đến ngày 14/9, toàn tỉnh bị thiệt hại trên 7.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây hàng năm và lâu năm… Hiện, chính quyền và nông dân các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả, nỗ lực cứu diện tích lúa vụ mùa, hoa màu ngập úng nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa thị trấn Chi Nê cùng 6 xã của huyện Lạc Thủy vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết, huyện Lạc Thủy đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm. Qua đó góp phần quan trọng phát triển KT - XH của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo tiền đề thu hút đầu tư.
Với kết quả tích cực trong thu hoạch, xuất khẩu nông sản trước Tết Nguyên đán, cộng với thời tiết những ngày đầu năm thuận lợi đã tạo động lực cho nông dân các địa phương trong tỉnh phấn khởi xuống đồng thu hoạch cây vụ đông, gieo trồng vụ chiêm xuân. Ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn), không khí Tết rộn ràng, thời tiết ấm áp như báo hiệu một năm sản xuất nông nghiệp được mùa, được giá. Bởi vậy, nhiều nông dân đã chọn ngày này để xuống đồng sản xuất vụ xuân với mong muốn
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng đầu năm 2024 và cường độ có xu hướng giảm dần. Rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhưng không kéo dài... Để sản xuất vụ xuân cho năng suất, sản lượng cao, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm gieo cấy lúa vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng các loại hình thiên tai, yếu tố bất thuận của thời tiết.
Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.
Sau những ngày mưa kéo dài cuối tháng 9, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa nhằm hạn chế ảnh hưởng của mưa úng.
Những ngày qua, nền nhiệt ngoài trời có nơi, có thời điểm lên đến hơn 40 độ C. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe do nắng nóng gay gắt kéo dài, từ 4, 5 giờ sáng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã ra đồng, khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân.
Trong xu thế phát triển của thị trường, các hộ cá thể, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp phải liên kết với nhau để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đó là yêu cầu tất yếu để nâng cao giá trị, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Sắc xuân vẫn căng tràn trên những nẻo đường nhưng nông dân ở khắp các địa phương trong tỉnh đã nô nức gọi nhau xuống đồng đầu năm. Thời tiết thuận lợi trong những ngày đầu tiên của xuân mới đã tạo động lực cho bà con xuống đồng gieo cấy và trồng rau màu vụ xuân với tinh thần phấn khởi, rộn ràng, nỗ lực hoàn thành sản xuất vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất.
Năm 2022, ngành chăn nuôi dần khôi phục, phát triển. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn thấp thỏm trước những biến động của thị trường, trong bối cảnh sản phẩm chăn nuôi đang chịu cảnh mất giá, còn giá thức ăn thì vẫn ở mức cao.
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Với hơn 9 nghìn ha rừng sản xuất, huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế phát triển kinh tế rừng. Trong những năm qua, để nâng cao giá trị rừng trồng, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân kéo dài chu kỳ cây trồng, chuyển hóa từ rừng cây gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Tháng 8/2022, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Để đạt được thành quả này, ngoài sự đầu tư của Đảng, Nhà nước còn có sự ủng hộ, đóng góp rất lớn của người dân.
Hơn 300 gốc bưởi bonsai với nhiều kiểu dáng độc lạ sẵn sàng phục vụ khách chơi cây cảnh dịp Tết. Trong đó, tác phẩm 'Lão mai sinh quý tử' mà chủ vườn đã kỳ công chăm bẵm 4 năm qua có giá bán lên đến gần trăm triệu đồng khiến nhiều người hiếu kỳ.
Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trong tỉnh gấp rút đẩy nhanh tiến độ, tập trung thu hoạch lúa và cây màu vụ mùa, hè thu. Đồng thời, chủ động chuẩn bị vật tư, đảm bảo các điều kiện để triển khai sản xuất tốt vụ đông theo đúng tiến độ.
Với nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), ước đến hết năm 2022, huyện Lạc Thủy dồn đổi được 654,21 ha. Trong đó, diện tích dồn điền nhưng không đổi thửa 14,61 ha (chiếm 2,61%), diện tích đổi thửa nhưng không dồn điền 27,35 ha (chiếm 4,88%), diện tích DĐĐT 612,25 ha (chiếm 93,58%). Thành công này tạo thuận lợi để nông dân phát triển sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.
Những năm qua, hạ tầng lưới điện trong tỉnh được quan tâm đầu tư nên chất lượng điện năng đã nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Đây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.
Kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân; đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.
Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã, đang kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong khi người chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, giá bán ở nhiều thời điểm giảm sâu thì dê vẫn giữ giá, đầu ra thuận lợi. Nuôi dê đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Chăn nuôi chiếm trên 26,4% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Lạc Thủy, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,5%/năm. Ngành chăn nuôi chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại. Huyện hình thành được các chuỗi giá trị sản xuất từ chăn nuôi ban đầu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Người dân luôn sáng tạo, đổi mới, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, VietGAP, tăng cường đưa giống vật nuôi mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo sản phẩm thế mạnh ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Gà Lạc Thủy, dê, chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác.
Huyện Lạc Thủy hiện có 118 công trình hồ chứa, bai dâng, trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho trên 5,5 nghìn ha sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập… và đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất trước mùa mưa bão năm nay, ngành nông nghiệp huyện cùng các ngành, đơn vị chuyên môn đã tập trung kiểm tra, đánh giá hiện trạng, phát hiện những điểm xung yếu và triển khai phương án khắc phục, xử lý kịp thời.
Huyện Lạc Thủy được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao.
Trong bối cảnh nhiều hộ nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định do hệ lụy của đại dịch Covid-19 thì các thành viên HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cùng 100 hộ vệ tinh vẫn kinh doanh hiệu quả. Gà giống và gà thương phẩm của HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền được tiêu thụ khắp cả nước, đem lại lợi nhuận cao cho thành viên và các hộ vệ tinh.
Tại khu vườn bưởi cảnh cổ thụ nhà anh Hoàng Đình Chính (thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) có khoảng 200 gốc bưởi cảnh cổ thụ. Nhiều cây có tuổi thọ khoảng 30 năm đến gần 100 năm, cây có giá trị cao nhất lên tới gần 200 triệu đồng.
Chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực nông nghiệp từ lâu đã trở thành giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị nông sản. Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản (TTNS) đem lại hiệu quả thiết thực. Ứng dụng CNTT và những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch, bền vững đang là mục tiêu hướng đến trong lộ trình thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh.
Thời điểm này, gần 200 ha cây cảnh tại các nhà vườn ở huyện Văn Giang, Hưng Yên đã bắt đầu vào vụ, sẵn sàng phục vụ thị trường Tết nguyên đán 2022.
Thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ đông, tranh thủ làm đất, gieo mạ… nhằm thúc đẩy sản xuất vụ chiêm xuân trong điều kiện tốt nhất.
Cây lâm vồ 'đệ nhất trời Nam' ở Bình Dương được chủ phát giá 60 tỷ đồng, có người trả giá 40 tỷ đồng mua cây cảnh độc lạ này. Còn cây bưởi dáng độc ở Hưng Yên được khách 'đổi 2 cây vàng' nhưng chủ vẫn không bán.
Chủ động thích ứng với dịch Covid-19, các cấp, ngành chức năng huyện Lạc Thủy tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; tạo kênh phân phối mới để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa.
Tại khu vườn anh Hoàng Đình Chính (Hưng Yên) có nhiều cây bưởi cổ thụ tuổi thọ từ 30 năm đến 100 năm, giá trị lên đến hàng tỷ đồng.
Tại vườn bưởi cảnh tiền tỷ ở Văn Giang, Hưng Yên, có những gốc bưởi trị giá 200 triệu đồng được chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng.
Còn gần 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại khu vườn bưởi cảnh cổ thụ nhà anh Hoàng Đình Chính (thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) có khoảng 200 gốc bưởi cảnh cổ thụ. Nhiều cây có tuổi thọ khoảng 30 năm đến gần 100 năm, cây có giá trị cao nhất lên tới gần 200 triệu đồng.
Nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo tiêu thụ nông sản (TTNS), ngoài các kênh tiêu thụ truyền thống, nhiều đơn vị sản xuất, HTX cung ứng nông sản trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã, đang tiếp cận, đẩy mạnh TTNS qua các kênh bán lẻ hiện đại, hướng tới phát triển đa dạng phương thức tiêu thụ.
Là nông dân tiên phong thay đổi phương pháp canh tác thanh long bằng việc bỏ trụ bê tông, cho cây leo giàn, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Phí Đình Thịnh, khu Đồng Tâm, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) vẫn cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì. Tổng đàn trâu có 115,7 nghìn con, bò gần 86,6 nghìn con, lợn gần 459,5 nghìn con, đàn gia cầm 7,91 triệu con.
Thời điểm này, một số nông sản chủ lực của tỉnh bước vào vụ thu hoạch. Để nông sản được tiêu thụ nhanh, đúng thời điểm, đảm bảo sản lượng, chất lượng và giá cả, ngành NN&PTNT đang nỗ lực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tư thương trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết tiêu thụ nông sản (TTNS) phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Với vị ngọt thanh đạm, thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, gồm cả vị chay và mặn, nấm sò trắng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Tại trang trại của HTX An Sinh, xã An Bình (Lạc Thủy), loại nấm này được trồng, chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Với chất lượng, triển vọng phát triển kinh tế, nấm sò trắng là 1 trong 3 sản phẩm được huyện Lạc Thủy lựa chọn tham gia Chương trình OCOP năm 2021.
Đến cuối tháng 6, tại các xã có truyền thống cấy sớm như: Thống Nhất, An Bình, Hưng Thi và thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã cấy được khoảng 350 ha lúa mùa. Nông dân Lạc Thủy tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu đảm bảo đúng khung thời vụ. Giống, vật tư nông nghiệp chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chủng loại theo cơ cấu đã định. Các giống mới, giống tiến bộ có năng suất, chất lượng tốt luôn sẵn sàng để nông dân sản xuất vụ mùa, hè thu.
Đó là chỉ đạo của đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông năm 2021. Thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương tập trung thu hoạch lúa vụ chiêm xuân, đồng thời triển khai sản xuất vụ mùa, hè thu bảo đảm đúng thời vụ.