Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết của ngành nông nghiệp, trong đó, sự tham gia của nông dân là yếu tố quan trọng. Chuyển đổi số đã làm thay đổi tư duy sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững hơn.
Xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh có diện tích đất tự nhiên 900 ha, đất sản xuất nông nghiệp 580 ha; đất trồng lúa 208,5 ha; trong đó có trên 95% diện tích đất trồng lúa không chủ động được nguồn nước tưới vụ hè thu từ các công trình thủy lợi, cùng với sự biến đổi khí hậu làm cho tình trạng hạn hán kéo dài, đất khô cằn và nhiễm mặn. Nhằm chủ động ứng phó với tình hình khô hạn, phá thế độc canh cây lúa một vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, xã Vĩnh Giang đã có những nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội sát với tình hình thực tế địa phương.
Giữa cái nắng gay gắt trong mùa khô hạn tháng 8, đến các Hợp tác xã Vĩnh Hiền, xã Hiền Thành và Hợp tác xã Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tấp nập thu hoạch dưa hấu với niềm vui được mùa, được giá.
Năm 2017, sau khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, sản phẩm 'Đậu xanh Vĩnh Giang' của HTX Cổ Mỹ được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Sản phẩm được xuất bán ngày càng nhiều với phạm vi phân phối rộng. Tuy nhiên để thương hiệu 'Đậu xanh Vĩnh Giang' ngày càng phát triển, hiện nay HTX Cổ Mỹ đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất thêm các loại sản phẩm đã qua chế biến từ hạt đậu xanh tằm đã có thương hiệu.
Vụ đông xuân 2019-2020, Hợp tác xã (HTX) Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh triển khai thực hiện mô hình nhân rộng 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) trên cây dưa hấu đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Từ nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định 665/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2020, nhiều HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nhằm nâng cao giá trị nông sản.
Xây dựng HTX nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, hiện nay đang tập trung xây dựng chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' thì vai trò của HTX và tổ hợp tác rất quan trọng để tạo ra những sản phẩm có giá trị đủ sức cạnh tranh trên thị trường và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Hôm nay 18.2.2020, UBND huyện Vĩnh Linh cho biết vừa chức Hội nghị triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm'(OCOP) và phát triển một số mô hình sản xuất nông ngư nghiệp năm 2020.
Năm 2019, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Linh đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông thôn được quan tâm đầu tư; chính sách phát triển thủy sản, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia được chú trọng; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tăng cao so với các năm trước. Kết quả này mở ra triển vọng cho sản xuất nông nghiệp của địa phương những năm tiếp theo phát triển theo hướng hàng hóa giá trị cao và bền vững.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị vừa tổng kết mô hình nhân rộng CSA thâm canh cây đậu xanh vụ hè thu tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh. Đây là một trong những nội dung thực hành nhân rộng mô hình CSA thuộc hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) Quảng Trị.