HTX Sản xuất, Kinh doanh Nông nghiệp Đoàn Kết (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao. Với sự hỗ trợ từ Liên minh HTX Việt Nam, HTX đã xây dựng mô hình sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Với đặc điểm địa hình chia cắt, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, Bắc Kạn đang từng bước định hình các vùng nguyên liệu chủ lực, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc 'cách mạng xanh' ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, huyện Mường La chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường, nông nghiệp xanh, tạo bước chuyển biến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy sản xuất từ truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã điểm tô thêm nhiều gam màu tươi sáng, tạo ra giá trị kinh tế cao, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.
Minh Long là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi với 75% là người dân tộc H'Rê. Những năm gần đây huyện tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng, thực hiện nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, đa dạng hóa sinh kế, giúp người dân có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.
Ngày 24/12, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Lễ ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp HTX Đoàn Kết, tiểu khu 2, xã Mường Bú, huyện Mường La. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Mường La; các hội viên Chi hội Nông dân nghề nghiệp HTX Đoàn Kết, xã Mường Bú, huyện Mường La.
Canh tác bền vững không chỉ là một giấc mơ xa vời, mà đã trở thành những giải pháp thực tiễn giúp nhà nông nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhờ áp dụng các phương pháp bền vững và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, người làm nông ở một số nơi đang chứng kiến những thay đổi lớn trên cánh đồng và trong chính cuộc sống của họ.
Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.
Từ những sườn đồi trên cao nguyên ở Sơn La đến những cánh đồng lớn ở ngoại thành Hà Nội, cây nho hạ đen - được mệnh danh là 'vua của các loại nho' đang bén rễ, trở thành cây trồng tiền tỷ, mở hướng làm giàu cho hàng trăm, hàng nghìn nông dân, HTX.
Nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăm sóc cây ăn quả, HTX Đoàn Kết (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các thành viên.
Gần 4 năm qua, HTX nông nghiệp Ngọc Hoàng (Mai Sơn, Sơn La) xuất khẩu thành công hơn 600 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Pháp, Anh, Nga, Hàn Quốc. Hoạt động hiệu quả giúp HTX nâng cao thu nhập, làm giàu cho hàng trăm thành viên, hộ dân liên kết.
Cây mơ vàng ở Bắc Kạn một thời từng được ví như 'vàng xanh', nhưng rồi lụi tàn, tưởng rằng sẽ chìm vào quên lãng... Nhưng bất ngờ, cây mơ lại 'hồi sinh' mạnh mẽ, được chế biến xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản nhờ đẩy mạnh liên kết theo mô hình HTX với doanh nghiệp, giúp cuộc sống nông dân khấm khá, nhiều bản làng khang trang.
Trên sườn núi xã Chiềng Mung (Mai Sơn, Sơn La), trang trại trồng nho công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Đình Tuấn đang cho những vụ mùa bội thu. Năm 2022, nho cho thu hoạch 9 tấn quả tươi, giá bán trung bình 140.000 đồng/kg, ông Tuấn thu về trên 1,2 tỷ đồng.
Vườn nho giống Hạ Đen của anh Nguyễn Đình Tuấn, thành viên HTX Đoàn Kết, thôn 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thức canh tác theo hướng hữu cơ. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình bước đầu đã cho ra sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn, chất lượng cao.
Sơn La là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc và định hướng trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc. Hiện, Sơn La có 21 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; 17 sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường 21 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; nhiều loại nông sản được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng.
Đoàn công tác huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắk đã đến thăm, trao đổi kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản và phát triển một số mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Mai Sơn.
Một làng quê Việt trù phú ở trung du Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) vẫn gìn giữ nguyên vẹn hơn 50 ngôi nhà cổ tuyệt đẹp, đang thao thức một ước mơ giàu bản sắc bên dòng Lô xanh...
Huyện Phú Thiện sở hữu không gian nông nghiệp đặc thù, được ví như một 'tiểu đồng bằng' của Tây Nguyên. Cùng với lợi thế về di sản văn hóa, thiên nhiên đặc trưng, huyện đang hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ngày 28/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-UBND quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021.