Thủ tướng Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, đã yêu cầu Israel 'ngay lập tức rút quân' khỏi khu vực đệm do Liên Hợp Quốc thiết lập giữa Israel và Syria.
Liên minh Châu Âu (EU) đang xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Syria, bao gồm các hạn chế đối với lĩnh vực dầu khí của nước này sau khi cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ một tháng trước.
Ngày 8/12/2024 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Syria khi Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước để lực lượng đối lập tiến vào thủ đô Damascus sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền của gia đình ông. Sự kiện này mở ra một chương mới cho Syria, đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng quốc tế - đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) - tham gia định hình tương lai của quốc gia này.
Syria đang bước vào một thực tế mới, nhưng đường nét chính trị của quốc gia này vẫn chưa định hình rõ ràng.
Chính quyền chuyển tiếp của Syria đã mạnh mẽ lên án các hành động xâm nhập của Israel vào khu vực vùng đệm do Liên hợp quốc (LHQ) giám sát, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Israel rút quân.
Ngày 15/1, quân đội Israel xác nhận, kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12/2024 đến nay, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tịch thu được trên 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Lực lượng Vũ trang Syria.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria đã tạo ra khoảng trống quyền lực ở Syria cũng như ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Điều này đã buộc nhiều đối tác ở trong và ngoài khu vực phải điều chỉnh và thay đổi chính sách.
Các bộ trưởng ngoại giao châu Âu sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết ngày 12/1 tại Riyadh, Arab Saudi, trước cuộc họp của các quan chức ngoại giao hàng đầu phương Tây và Trung Đông, bao gồm cả bộ trưởng ngoại giao mới của Syria.
Các Ngoại trưởng và nhà ngoại giao hàng đầu từ các nước phương Tây và Trung Đông sẽ gặp tân Ngoại trưởng Syria tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi tại cuộc họp khu vực đầu tiên về Syria kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Ngày 10/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định nước này không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.
HTS đã bổ nhiệm ít nhất 6 chiến binh nước ngoài - gồm 3 người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc và Trung Á, 1 công dân Thổ Nhĩ Kỳ, 1 người Ai Cập và 1 công dân Jordan - vào các vị trí cấp cao trong quân đội.
Sự trở lại của ông Donald Trump với vị trí tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới và sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa hai nước bước vào giai đoạn mới, liệu tương lai quan hệ Mỹ-Syria sẽ thế nào dưới các chính quyền mới?
Ngày 9/1, Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus ngày 10/1.
Một tướng cấp cao của Iran vừa lên tiếng cáo buộc Nga đã lừa dối Tehran khi tuyên bố máy bay của họ (Nga) đang tấn công lực lượng đối lập Syria, nhưng thực tế lại chỉ nhắm vào những vùng sa mạc trống trải.
Bước đầu Mỹ tạm dừng các hạn chế đối với Syria trong các hoạt động nhân đạo, một động thái được coi là bước đi quan trọng hướng tới việc nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với quốc gia Tây Á sau hàng thập kỉ nội chiến.
Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông trong những năm tới. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ, do vậy, Washington cần có cách tiếp cận mới mẻ, loại bỏ cái 'tôi' vì cục diện chung.
Chuyến đi của hai Ngoại trưởng Đức, Pháp đến Damascus hứa hẹn sẽ báo hiệu sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa EU với Syria.
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao người Kurd ở Syria cho biết, các cuộc thảo luận đang diễn ra về việc liệu lực lượng Mỹ và Pháp có thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới phía Bắc Syria hay không.
'Những hành động phi pháp' của Israel gây ra mối đe dọa trực tiếp đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đặc phái viên của Nga tại Liên hợp quốc cảnh báo.
Các nhà phân tích nhận định cho dù Lầu Năm Góc có muốn thừa nhận hay không thì quân đội Mỹ khả năng cao sẽ can dự sâu rộng hơn vào tình hình Syria.
Người phát ngôn của lực lượng chiến binh ở miền Nam Syria mới đây cho biết, họ không muốn giải giáp và giải tán theo lệnh của chính quyền mới của đất nước.
Iran đã rút gần như toàn bộ lực lượng khỏi Syria sau khi lực lượng đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Theo các quan chức phương Tây và Ảrập, việc này là cú đòn giáng vào ảnh hưởng của Iran tại khu vực.
Tương lai của Trung Đông dường như đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi sâu sắc, hoàn toàn khác so với trước khi các nhóm Hồi giáo cực đoan nắm quyền kiểm soát Syria.
Một loạt thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm về Syria đang tràn ngập trên mạng xã hội. Các chuyên gia cho biết, các thế lực trong nước và quốc tế đang lợi dụng những chia rẽ đã tồn tại từ trước để thúc đẩy mục đích của riêng họ.
Tròn 1 tháng sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, nhiều người dân Syria đã trở về quê sau nhiều năm tha hương do hậu quả cuộc xung đột kéo dài gần 14 năm.
Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên. Đã tới lúc chính các nước trong khu vực, chứ không phải thế lực bên ngoài, dẫn đầu sự thay đổi, hướng tới một tương lai tốt đẹp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ can thiệp nếu Syria đối mặt nguy cơ tan rã, sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ tháng trước.
Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu của Mỹ khi duy trì lực lượng ở Syria thời hậu Assad không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ chống IS và duy trì ảnh hưởng khi chính quyền mới tại quốc gia Arab này đang dần hình thành.
Theo tạp chí Politico, việc nhà lãnh đạo mới của Syria Ahmed Hussein al-Shar'a từ chối bắt tay Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khiến nhiều người nghi ngờ nhà lãnh đạo này không ôn hòa như tuyên bố.
Ngày 6/1, tại Điện Élyseé, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố định hướng chính sách đối ngoại của nước này năm 2025 trong buổi gặp mặt các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp ở nước ngoài.
Khi đón hai đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nhà lãnh đạo mới của Syria chìa tay ra với Ngoại trưởng Pháp, nhưng không bắt tay Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ chờ đợi và quan sát chính phủ non trẻ ở Syria. Bên cạnh đó, Mỹ khẳng định binh sĩ nước này sẽ tiếp tục hiện diện tại Đông Bắc Syria.
Ngày 6/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố định hướng chính sách đối ngoại của Pháp trong năm 2025 trong buổi gặp mặt các Đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp ở nước ngoài diễn ra tại Điện Élyseé.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo rằng Ankara sẽ can thiệp vào Syria nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của nước láng giềng.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể trấn an các quốc gia Arab đang lo sợ về sự lên nắm quyền của phe Hồi giáo bằng cách mời các nước láng giềng của Syria và các quốc gia vùng Vịnh đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi chính trị.
Mỹ chuẩn bị công bố việc nới lỏng các hạn chế về việc cung cấp viện trợ nhân đạo và các dịch vụ cơ bản khác như điện cho Syria trong khi vẫn duy trì cơ chế trừng phạt nghiêm ngặt.
Các quan chức Mỹ đã nhiều lần gặp gỡ các thành viên của chính quyền chuyển tiếp ở Syria, do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu, theo sau sự kiện gây chấn động Trung Đông tháng trước.
Ukraine khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ lâm thời tại Syria, sau khi Ngoại trưởng nước này đến thăm Damascus.
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser đã trình bày một kế hoạch liên quan đến người tị nạn khi tình hình ở Syria thay đổi.
Trung Đông trở thành điểm nóng bậc nhất thế giới trong năm 2024, liệu những căng thẳng ở khu vực có hạ nhiệt và những yếu tố nào sẽ định hình cục diện Trung Đông năm 2025?
Khi Đức đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới, các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư ngày càng chiếm nhiều không gian trong thông điệp của các đảng phái chính thống gửi đến cử tri.
Bộ Nội vụ Đức cho hay một số người Syria đã tìm kiếm tị nạn tại Đức, trong một số điều kiện nhất định, có thể phải trở về nước sau khi chính quyền của Tổng thống Assad bị lật đổ vào ngày 8/12 vừa qua.
Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria đối lập, ông Hadi Al-Bahra đã bày tỏ hy vọng rằng hội nghị đối thoại quốc gia sắp tới ở Syria sẽ đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, bởi hội nghị sẽ có sự tham gia của đại diện tất cả các thành phần và tầng lớp người dân Syria.