Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư... các tỉnh, thành phố sau sáp nhập.
Đảng ta đang sắp xếp, tổ chức lại bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tạo xung lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Dự án luật đề xuất quy định tổ chức hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân sẽ được tổ chức, sắp xếp lại từ 4 cấp thành 3 cấp; nâng số lượng kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tối đa từ 19 người thành 27 người.
Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND đề xuất tổ chức mô hình VKSND 3 cấp, bỏ VKSND Cấp cao, VKSND cấp huyện.
Ngày 25-4, tại phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
Sau khi giai đoạn 2 cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước kết thúc, nước ta sẽ tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, cấp xã là cấp quan trọng nhất vì đây là nơi gần dân nhất, là nơi tổ chức triển khai tất cả các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Theo Tổng Bí thư, 'nếu nghị quyết không được triển khai tới chi bộ, tới nhân dân thì có lẽ tất cả chỉ là trên giấy'.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu 52 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 gửi đề án về Bộ Nội vụ chậm nhất là ngày 1/5.
Sáng 24/4, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975-1/5/2025),139 năm Ngày quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) và trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre.
Sau 50 năm kể từ Ngày giải phóng, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm 1960, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, các chương trình hành động cách mạng.
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đảng ta luôn xác định, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ mới không chỉ là đảm bảo cho thành công của Đại hội của một nhiệm kỳ mà xa hơn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Kiên Giang. Các ý kiến thể hiện sự tin tưởng vào chủ trương của Đảng, nhất là trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Giữa tháng 4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập Hội nghị toàn quốc để kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, quyết sách quan trọng được Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới cấp xã; truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các nội dung cần quán triệt, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
6 thành phố trực thuộc Trung ương có sự thay đổi về diện tích, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sáp nhập.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho rằng, từ kinh nghiệm điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội cách đây gần 17 năm, đây là lúc chúng ta phát huy tinh thần yêu nước để tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo quy định của Bộ Chính trị, việc chỉ định nhân sự tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau sáp nhập gồm 3 bước. Trong đó, nhân sự được giới thiệu, lựa chọn phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50%.
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương 11, dự kiến các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ sẽ được sáp nhập, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay. Báo Đại Đoàn Kết ghi nhận những tuyến đường chính từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình về Phú Thọ.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, Khóa XIII được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức sau khi Hội nghị bế mạc 3 ngày và sau khi văn kiện Hội nghị được ban hành 2 ngày. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp quán triệt các nội dung cốt lõi của Hội nghị; những điểm mới, trọng tâm, những quyết sách chiến lược có tính lịch sử của Đảng trong giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.
Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, xác định đây là cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và cải cách đổi mới để phát triển đất nước.
TP.HCM có hơn 5.500 người hoạt động không chuyên trách sẽ nghỉ việc do sắp xếp đơn vị hành chính, được hỗ trợ theo chính sách tinh giản biên chế.
Chiều 17/4, tại phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
'Chức danh Phó Tổng giám đốc lương 150 triệu/tháng, nhưng cán bộ chúng ta cử xuống thì chỉ được trả khoảng 25 triệu/tháng theo lương hành chính', Phó Thủ tướng dẫn chứng bất cập.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần tách bạch chức năng quản lý Nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lào Cai - Yên Bái sau sáp nhập được kỳ vọng trở thành vùng du lịch trọng điểm của Tây Bắc, nơi hội tụ trọn vẹn cảnh quan kỳ vĩ, bản sắc văn hóa phong phú và lợi thế vị trí địa lý.
Chiều 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Về trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp, Tổng Bí thư định hướng bố trí sử dụng cho 3 lĩnh vực còn khó khăn về cơ sở hạ tầng: Một là trường học: hai là cơ sở khám, chữa bệnh, trạm y tế phường; ba là bố trí thành những nơi hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho nhân dân.
Hồi đáp cử tri, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, các cơ quan, trụ sở dôi dư có thể ưu tiên cải tạo, mở trường, mở lớp, hoặc ưu tiên cho cơ sở y tế để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Cũng có thể tính toán sử dụng những cơ sở này cho hoạt động công cộng.
Liên quan đến việc giải quyết tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, sẽ ưu tiên dùng tài sản này cho mục đích giáo dục, y tế, sinh hoạt công cộng.
Theo Tổng Bí thư, trong giai đoạn 2 với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp phải quán triệt phải phân cấp rõ Trung ương làm gì, tỉnh thành làm gì và cấp xã làm gì. Không có nhiệm vụ nào chồng lấn nhau, phân công, phân cấp rất rõ ràng.
Trước tâm tư của cử tri về việc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã, không tổ chức cấp huyện, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là vấn đề 'then chốt của then chốt', phải chọn người đủ tầm, đủ tư duy, đủ trách nhiệm.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, Hội nghị trung ương 11 đã thống nhất rất cao tên các mô hình điểm, các xã XHCN, các tỉnh XHCN. Đối với các mô hình điểm này tiêu chí không ma túy là trước hết.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội sáng 17/4 đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và Ba Đình, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Dự kiến 2 tỉnh sẽ 'về chung một nhà', người dân đi từ tỉnh Đắk Lắk đến tỉnh Phú Yên sẽ có một số lựa chọn đường đi trong đó, quốc lộ 29, xuyên qua Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, là một lựa chọn hàng đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng phải bỏ khái niệm 'đi xin việc', cơ quan Nhà nước phải phát hiện được người tài, đưa người tài vào làm việc ở khu vực công.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng, tập trung là hai nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp và chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII), Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, thấu tháo, kỹ lưỡng các nội dung của Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó chú trọng xây dựng công tác cán bộ.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội.
Theo chuyên gia, để dân nghe nghị quyết Trung ương qua truyền hình và phát thanh trực tiếp là báo cáo, tạo sự đồng thuận trong toàn dân, nối ý Đảng với lòng dân.