Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ các yếu nhân (những nhân vật quan trọng, hay còn được gọi là khách VIP) sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
G7 ra tuyên bố kêu gọi các bên nối lại đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận toàn diện, có thể kiểm chứng và bền vững liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran.
Khi các lãnh đạo thế giới chuẩn bị nhóm họp tại Alberta (Canada) trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ ngày 15 đến 17/6, xung đột Ukraine một lần nữa trở thành tâm điểm. Tuy nhiên, quan điểm giữa các bên về cách giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài 3 năm này vẫn còn nhiều khác biệt.
Phát biểu tại phiên họp thường kỳ chiều 10/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết năm nay đánh dấu cột mốc 50 năm kể từ khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) được thành lập và từ Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Rambouillet (Pháp), G7 đã đóng góp vào sự ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế thông qua sự đoàn kết trên nền tảng các giá trị chung. Ông đồng thời kỳ vọng tinh thần này sẽ tiếp tục được phát huy trong giai đoạn khó khăn này.
Ngày 9/5, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan tham gia đối thoại trực tiếp, trong khi Mỹ cho biết đã đề nghị hỗ trợ để bắt đầu 'các cuộc đàm phán mang tính xây dựng'.
Thêm nhiều quốc gia, khu vực và các tổ chức lớn trên thế giới đã đưa ra phản ứng về các quyết định thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đây là những phản ứng được đưa ra từ trước khi ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại trên thế giới.
Ngày 17/3, một quan chức Canada cho biết Thủ tướng nước này Mark Carney đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới tại tỉnh Alberta, miền Tây nước này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada - nước chủ nhà cuộc họp các Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kết thúc hôm 14/3 - cáo buộc nhóm này 'bôi nhọ trắng trợn' Trung Quốc và can thiệp 'thô bạo' vào công việc nội bộ của nước này.
G7 điều chỉnh bản dự thảo tuyên bố chung, trong đó cam kết 'bảo đảm an ninh' cho Ukraine được thay thế bằng 'sự đảm bảo' - cách diễn đạt mềm hơn để tránh làm phức tạp các cuộc đàm phán với Nga.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore; Thủ tướng: Dự thảo Báo cáo KT-XH phải cập nhật, sát với tình hình mới; Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước và Bộ Ngoại giao; Chủ tịch Quốc hội: Mạnh dạn, công tâm, khách quan trong sắp xếp bộ máy; Tôn vinh các tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Hà Nội; Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng G7: Thảo luận về các vấn đề toàn cầu; Nga thông báo giai đoạn cuối đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi tỉnh Kursk... là những thông tin thời sự trong nước và quốc tế có trong bản tin tổng hợp ngày hôm nay (13/3).
Trong hai ngày 13-14/3, các ngoại trưởng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tập trung tại khu nghỉ dưỡng La Malbaie, Canada, để thảo luận về một loạt vấn đề toàn cầu quan trọng.
Đây là hội nghị mà các quan chức gọi là 'toàn diện' đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai không liên tiếp vào ngày 20/1.
Trong những năm qua, Vương quốc Anh đã và đang triển khai hàng loạt chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, giáo dục, an ninh y tế, chuyển đổi xanh, bình đẳng giới và phát triển kinh tế sáng tạo cùng ASEAN.
Ngày 12/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce thông báo, Ngoại trưởng nước này Marco Rubio sẽ thăm Đức, Israel, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)
Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Ngày 26/11, các ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Liban, trong bối cảnh Nội các an ninh Israel chuẩn bị họp để thảo luận về thỏa thuận này.
Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Italy, Kazakhstan đón Tổng thống Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Diễn ra trong ngày 17 và 18/4, Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại thủ đô Brussels (Bỉ) hướng đến mục tiêu đạt được sự nhất trí, trong việc đối phó với những thách thức hiện tại. Tuy nhiên, có vẻ như kể cả với hàng loạt thông điệp mang tính đồng thuận được đưa ra, giới quan sát quốc tế vẫn dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bế tắc chiến lược, đối với châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung.
Ông Blinken chỉ trích hành động của Trung Quốc đối với ngành quốc phòng Nga gây ra 'mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh châu Âu'. Bắc Kinh phản ứng mạnh.
Mỹ, Anh trừng phạt loạt cá nhân và thực thể Iran liên quan vụ tấn công của Tehran vào Israel cuối tuần rồi.
Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu phương tiện để ứng phó chiến dịch quân sự của Moscow.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang nỗ lực gửi thêm hệ thống phòng không tới Ukraine, Reuters dẫn lời Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, đồng thời nhấn mạnh sự chậm trễ trong việc cung cấp viện trợ đã gây tổn hại cho nỗ lực của Kiev nhằm chống lại các cuộc tấn công của Nga.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng việc cung cấp Patriot cho Ukraine là 'hết sức quan trọng' vì đây là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất mà liên minh quân sự này có thể tin cậy.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á, Hội nghị Ngoại trưởng G7... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở Capri, Italia, từ 16/4 tới 19/4.
Các quan chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đang giúp Nga thực hiện việc mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng với quy mô lớn nhất kể từ thời Liên Xô.
Ngày 21/11, các ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển và các đối tác quan trọng (G7+) đã tái khẳng định cam kết hỗ trợ bảo vệ và phục hồi ngành năng lượng của Ukraine trong bối cảnh các cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia Đông Âu này bị tàn phá do xung đột.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) tích cực đẩy mạnh xây dựng quan hệ với các quốc gia khu vực Trung Á .
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã kết thúc sau hai ngày thảo luận với tuyên bố chung đề cập đến các vấn đề nóng đang diễn ra trên toàn cầu. Hội nghị không chỉ là phép thử với Nhật Bản khi đảm nhận vai trò Chủ tịch G7, mà còn là cơ hội để các nước thúc đẩy hợp tác, thể hiện vai trò trong các vấn đề toàn cầu.
Ngoại trưởng các nước thuộc Nhóm G7 đã kết thúc hội nghị ở Tokyo (Nhật Bản) với việc nhất trí kêu gọi ngừng bắn vì lý do nhân đạo trong xung đột Israel-Hamas.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington tin rằng Chính quyền Palestine (PA) sẽ là cơ quan quản lý thích hợp ở Dải Gaza sau khi cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas kết thúc.
Theo tin từ Reuters, các Ngoại trưởng G7 hôm qua (8/11) đã kêu gọi tạm ngừng giao tranh vì mục đích nhân đạo trong cuộc chiến Israel - Hamas để cho phép tiếp cận viện trợ và giúp giải phóng con tin, đồng thời tìm cách quay trở lại tiến trình hòa bình trên diện rộng.
Ngày 8/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phản đối việc phong trào Hồi giáo Hamas tiếp tục kiểm soát Dải Gaza, đồng thời cho rằng cần có một giai đoạn chuyển tiếp hậu xung đột.
Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko cho biết, các nước G7 coi việc hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu và các chủ đề cùng quan tâm là quan trọng.
Tại hội nghị, các Ngoại trưởng G7 đã thảo luận cách thức khôi phục các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông và 'hậu xung đột' ở Dải Gaza sau khi khủng hoảng lắng xuống.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng G7 đang tiến hành tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko lần lượt hội đàm riêng rẽ với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Theo hãng tin Kyodo, tối 7-11, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khai mạc tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Đây là lần thứ hai trong năm nay các ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Nhật Bản, sau cuộc họp hồi tháng 4 tại tỉnh Nagano.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã khai mạc tối ngày 7/11 tại Nhà khách Ikura, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên các ngoại trưởng G7 gặp nhau kể từ khi xung đột Hamas - Israel bùng phát vào ngày 7/10.
Ngày 7/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa thông báo Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ khai mạc tối cùng ngày tại Nhà khách Ikura, thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Trong 2 ngày 7 và 8/11, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) được tổ chức tại Tokyo dưới sự chủ trì của Nhật Bản - nước đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhóm G7 năm 2023. Chủ đề chính của hội nghị là chiến tranh và trí tuệ nhân tạo (AI).
Thủ tướng Cuba thăm Trung Quốc, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Nhật Bản, Mỹ-Ấn Độ đối thoại 2+2, Tuần lễ cấp cao APEC tại Mỹ.. là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.