Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.
Tuyên bố chính sách, đặc biệt là 'đòn thuế quan' của Tổng thống Mỹ Donald Trump thời 2.0 đã hiện hình, khiến thế giới lo lắng tìm đối sách. Nói là làm, ngày 1/2, ông Trump ký lệnh áp thuế với hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc; mức 'thuế đe dọa' Trung Quốc từng đưa ra là 60%. Trước thương chiến nước lớn và nguy cơ Việt Nam bị ảnh hưởng, nhiều chuyên gia nói với Tiền Phong: đã có cách gỡ thâm hụt thương mại.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Mỹ trong năm 2024 đạt khoảng 140 tỷ USD, đóng góp quan trọng và kết quả xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, để lường trước những thay đổi có thể xảy ra, doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị và lên kế hoạch cho nhiều phương án với thị trường này.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ dự kiến đạt hơn 132 tỷ USD trong năm 2024, khẳng định vị thế Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh các chính sách kinh tế và thương mại quốc tế có nhiều biến động, Việt Nam cần thận trọng trước những thách thức, đặc biệt là nguy cơ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2.
Với hai thái cực hành động vừa mời gọi vừa răn đe, Bắc Kinh 'đang chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất'
Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy nước này sẵn sàng làm việc với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Nền chính trị ổn định cùng với đổi mới chính sách, cải cách thủ tục hành chính… Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư phát triển thành trung tâm của khu vực về công nghệ cao.
UAE và Ả Rập Xê-út đã trở thành điểm đến ưu tiên cho các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) nhờ chính sách kinh doanh thuận lợi tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong hơn nửa đầu năm 2024, theo một báo cáo công bố vào Chủ nhật.
Trong một phân tích mới đây từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là hàng tiêu dùng, sẽ rơi vào tầm ngắm trả đũa nếu Trung Quốc quyết định phản đòn lại các chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống đắc cử Donald Trump…
Diễn đàn mùa thu TPHCM - New York 2024, đã chính thức khai mạc tại TP New York, Hoa Kỳ. Diễn đàn nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa TPHCM và các địa phương trọng điểm, kết nghĩa của Hoa Kỳ; hiện thực hóa những nội dung mà hai nước đã cam kết và thống nhất khi nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện.
Diễn đàn Mùa thu Việt Nam - Mỹ (VUFF) lần đầu tiên sẽ diễn ra tại 3 thành phố: San Francisco, New York, Boston, kéo dài từ ngày 25/10 đến 2/11/2024.
Tròn một năm Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Nhìn lại một năm, sau khi hai nước nâng cấp quan hệ, giới lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ đưa ra những nhận định tích cực.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 5/9, tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Chuyên gia cho rằng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có cồn rất khác nhau giữa các quốc gia. Theo đó, cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để áp dụng một cách hài hòa, hợp lý, phù hợp với Việt Nam.
Theo bà Bùi Thị Việt Lâm - Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để để áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống một cách hài hòa, hợp lý, tránh tăng thuế cao gây sốc thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp, kinh tế - xã hội đất nước.
Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ để gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan này xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Hiện nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn trên toàn cầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư chiến lược và nhiều tiềm năng. Trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, họ đều mong muốn liên kết, hợp tác với cộng đồng doanh công nghệ trong nước để tận dụng nguồn lực.
Doanh nghiệp nội ngành điện tử có vị thế thấp trong chuỗi cung ứng nhưng hoàn toàn có cơ hội và tiềm năng vươn lên, mở ra không gian tăng trưởng mới.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ở quy mô khoảng gần gấp đôi và được dự báo có thể gấp ba lần GDP trong thời gian tới, đặt ra nhiều câu hỏi rằng, liệu nội lực của nền kinh tế có đủ đáp ứng?
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cho rằng các doanh nghiệp đang rất khó khăn, chính sách thuế cần tránh sự chồng chéo, tạo nhiều sức ép cùng lúc lên doanh nghiệp.
Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hành trình này, doanh nghiệp Việt vẫn còn nhiều thách thức cần tháo gỡ.
Nếu trong 1 – 2 năm tới, Việt Nam không thể chuyển hóa cơ hội thành hiện thực thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các nước trong khu vực.
Theo bà Bùi Thị Việt Lâm, đại diện Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), Việt Nam đang là nơi thu hút các nhà đầu tư Mỹ và có cơ hội phát triển thành trung tâm của khu vực về công nghệ cao. Tuy vậy, cơ hội này chỉ có thể kéo dài 1 - 2 năm, bởi Việt Nam không phải là nước có lợi thế duy nhất trong khu vực.
Không chỉ là là Tổng giám đốc Boeing Singapore và Boeing Indonesia, bà Penny Burtt còn đảm nhận vị trí Chủ tịch phụ trách các hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á.
Bà Penny Burtt sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch phụ trách các hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời là Tổng giám đốc Boeing Singapore và Boeing Indonesia.
HRW cố tình phủ nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa ra những thông tin không phản ánh đúng sự thật về quyền của người lao động Việt Nam là thiên kiến, cực đoan, khó có thể chấp nhận.
Với thái độ cực đoan, thiếu thiện chí, nhiều năm qua Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) thường xuyên đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 8/5/2024, lợi dụng sự việc Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần về nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, HRW tiếp tục đưa thông cáo xuyên tạc việc bảo đảm quyền của người lao động, phủ nhận vai trò của tổ chức công đoàn ở Việt Nam, gây bức xúc dư luận.
Lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN đã gửi Bộ Thương mại Mỹ hai bức thư, khẳng định Việt Nam đáp ứng đầy đủ với các quy định của luật pháp Mỹ về kinh tế thị trường.
Nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường và việc sớm công nhận quy chế này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ đã lắng nghe tranh luận của các bên về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Quyết định sẽ được đưa ra vào ngày 26/7 tới đây.
Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh việc Bộ Thương Mại Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm công nhận quy chế kinh tế thị trường của nước ta hôm 8/5.
Nếu Việt Nam được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, mức thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng sẽ giảm mạnh, đặc biệt là nhóm thủy sản.
Ngày 8/5/2024, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Động thái trên được cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ủng hộ mạnh mẽ, với kỳ vọng hàng hóa từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ thuận lợi hơn, theo Reuters.
Ngày 8/5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần về việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, với sự hưởng ứng của nhiều chuyên gia.