Trăm năm ghi lịch sử bằng ống kính và con chữ

Nếu trong khói lửa, ngòi bút là vũ khí, thì giữa thời bình, người làm báo là người gìn giữ ánh sáng của hòa bình. Họ viết để kể lại, để kết nối, để thắp lên những giá trị khiến đất nước này mãi không bị lãng quên

Khi con chữ chạm đến trái tim

Mỗi người bước vào nghề báo đều mang theo một câu chuyện riêng. Với tôi, nghề báo đến như một cái duyên, giản dị, nhẹ nhàng, nhưng lại gắn bó và sâu sắc hơn bất kỳ lựa chọn nào trong cuộc đời.

Dừa Bến Tre đến Trường Sa

Ngày 20/6, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bến Tre phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức chương trình bàn giao công trình thanh niên 'Dừa Bến Tre với biển, đảo quê hương' năm 2025, với 4.000 cây dừa giống được tặng để trồng trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Trường Sa - Thiêng liêng và tự hào

LTS: Trường Sa không xa và luôn ấm áp trong lòng mỗi người con đất Việt. Nghĩ về Trường Sa, mỗi chúng ta tự hào về những con người quả cảm đang sống và làm việc trọn nghĩa tình, trách nhiệm với Tổ quốc...

Tác nghiệp nơi đầu sóng - Hành trình của người làm báo ra Trường Sa

Trong cái nắng chói chang của tháng 5, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đoàn công tác đặc biệt gồm gần 100 nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí và hội nhà báo từ khắp mọi miền đất nước đã lên đường đến với Trường Sa và nhà giàn DK1/19 – nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Chuyến công tác do ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu.

Xúc động tưởng nhớ những chiến sĩ nằm lại Trường Sa

Trong hải trình đến với Trường Sa, vượt qua gần 1000 hải lý, Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam cùng cán bộ, chiến sĩ tàu KN 290 có mặt trên vùng biển lịch sử Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Cũng như bao tàu Hải quân khác qua vùng biển này, Đoàn công tác tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hi sinh tại quần đảo Trường Sa.

Các nhà báo rưng rưng xúc động tại Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Đoàn công tác gồm 100 lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí, hội nhà báo trong cả nước khi tới vùng biển đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, nhiều người đã không kìm được nước mắt khi dự Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.

Bài 2 - Bản hùng ca bất tử

Giữa trùng khơi bao la ở Trường Sa, những người lính Hải quân không chỉ tạc nên bản hùng ca bất tử trong quá khứ, mà còn là điểm tựa bình yên cho tàu ngư dân vươn khơi. Trường Sa là mái nhà chung giữa đại dương, là tượng đài sống động cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió.

Tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh 'Tổ quốc bên bờ sóng'

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mọi người tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia 'Tổ quốc bên bờ sóng' lần thứ 3.

Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma - Bản hùng ca bất tử

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma từ nhiều năm nay đã trở thành một địa chỉ đỏ trong tâm trí của những người con đất Việt.

Bài 3: Lính đảo với nghi lễ và văn hóa nơi đầu sóng

Giữa bao la sóng nước và trời xanh ngút ngàn, những nghi lễ chào cờ hay cách các chiến sĩ chào nhau trên đảo nhỏ đã trở thành những khuôn hình chuẩn mực, không chỉ mang nét trang nghiêm mà còn hàm chứa nền văn hóa ứng xử đặc thù của người lính đảo xa. Từ nghi lễ chào cờ, cách đặt bàn thờ Bác Hồ cho đến những buổi sinh hoạt Chi đoàn, tất cả đã tạo nên một bức chân dung sinh động về nền văn hóa quân ngũ giữa đảo xa, nơi mà Tổ quốc hiện hữu bằng gió, bằng sóng và bằng nhịp tim từng người lính.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Ngày 19/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương do đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, làm trưởng đoàn, đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).

Doanh nghiệp chung tay viết nên bản hùng ca biển đảo

Giữa nhịp sống hối hả, khi cả nước căng mình cho những mục tiêu kinh tế của một kỷ nguyên vươn mình, có một dòng chảy lặng lẽ nhưng vô cùng mãnh liệt, bền bỉ tuôn trào, đó là tình yêu biển đảo và lòng biết ơn sâu sắc dành cho những người lính hải quân đang ngày đêm canh giữ bình yên Tổ quốc. Ở đó, cộng đồng doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc, họ cùng chung tay góp sức, tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió, viết nên bản hùng ca về tình yêu biển đảo của dân tộc Việt Nam.

Nơi bắt đầu hành trình tới Trường Sa

Một sớm tháng Năm, trời Cam Lâm trải một màu xanh lặng lẽ, gió thổi nhẹ từ hướng biển, không ồn ào, chỉ đủ để người ta cảm nhận rõ ràng hơi thở mặn mòi từ khơi xa vọng về. Trên mảnh đất yên bình ven Quốc lộ 1A, nơi đặt Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, đoàn công tác của VKSND tối cao đã có một buổi sáng đầy cảm xúc trước khi bước vào một hành trình đặc biệt: đến với Trường Sa.

Từ Nam Tây Nguyên đến Trường Sa: Khúc tráng ca nơi đầu sóng

Như Báo Lâm Đồng đã thông tin, đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng gồm 51 đồng chí, do đồng chí Bùi Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu, đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ đi thăm, tặng quà, động viên các chiến sỹ và Nhân dân trên 7 đảo và Nhà giàn DK1. Chuyến đi đã để lại trong các thành viên đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng những cảm nhận sâu sắc và chân thực về sự hy sinh và tình yêu dành cho biển đảo của quân và dân nơi các đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Lời thề giữ biển mãi bất diệt

70 năm hào hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam khắc những trang vàng vẻ vang vào lịch sử dân tộc. Với Hải quân, lời thề giữ biển mãi bất diệt.

Cô Lin vọng khúc bi hùng

Con tàu HQ 571 kiên cường rẽ song giữa trùng khơi, mang theo Đoàn công tác số 6 đến với Trường Sa thân yêu vào những ngày tháng Tư lịch sử. Giữa bao la biển cả tại Cô Lin, con tàu lặng lẽ thả neo. Lễ tưởng niệm 64 Anh hùng liê%3ḅt sĩ Gạc Ma diễn ra thiêng liêng trên boong tàu, khơi dậy niềm xúc động trào dâng, niềm tự hào mãnh liệt trong tim mỗi người.

Không gian thiêng liêng của chùa Sinh Tồn nơi đầu sóng

Cả quần đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa - biểu tượng thiêng liêng, điểm tựa tinh thần cho quân và dân nơi đầu sóng. Chùa Sinh Tồn có bia tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma năm 1988. Dường như, bởi lẽ đó, không gian và cảm xúc ở chùa Sinh Tồn cũng có phần đặc biệt hơn...

Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng dâng hương tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam, sáng 3/5, trong khuôn khổ của chuyến công tác thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Bùi Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến dâng hương tại tượng đài chiến sĩ Gạc Ma (Cam Ranh, Khánh Hòa) nhằm tưởng nhớ 64 chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, những người con ưu tú đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

64 bông hoa và 'vòng tròn bất tử' Gạc Ma

Hoa muống biển đẹp không phải vì sắc màu rực rỡ, mà bởi sức sống mãnh liệt được tôi luyện từ nắng gió khắc nghiệt nơi biển đảo Trường Sa - phên dậu thiêng liêng của Tổ quốc. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh những người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam kiên cường, ngày đêm bám biển, canh giữ trời Nam.

Trường Sa tha thiết, thiêng liêng - Bài 3: Những thời khắc sâu lắng không quên

Lênh đênh giữa mênh mông bão gió mùa biển động gần hai mươi ngày trên tàu Hải quân 571 đi thăm quần đảo Trường Sa, có những sự kiện thiêng liêng, tự hào và cũng có cả những điều xảy đến như nhân duyên sâu lắng, thiết tha... Tất cả đó in sâu trong tâm niệm chúng tôi để mà nhắc nhớ mãi.

'Vòng tròn bất tử' Gạc Ma - Ký ức bi tráng không thể nào quên

Các chiến sĩ kết thành 'vòng tròn bất tử' dũng cảm hy sinh trên đảo Gạc Ma năm 1988 đã trở thành tượng đài trong trái tim người Việt Nam, cùng ý chí bất khuất, kiên cường bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc: 'Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc'…

50 năm giải phóng Trường Sa - thành trì bất khuất giữa biển Đông Bài 2: 'Còn người là còn đảo' - ý chí thép giữ từng tấc đất, sải biển

Những khuôn mặt người lính Trường Sa chai sạm vì nắng gió nhưng rắn rỏi, đầy cương nghị như những cây phong ba vươn mình giữa muôn trùng khơi bạt ngàn sóng nước; ở các anh luôn vững vàng một ý chí quyết tâm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

'Bản giao hưởng' kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai

Trước khi lên tàu bắt đầu hải trình đến với Quần đảo Trường Sa, chúng tôi đã đến tham quan, dâng hương Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Hành trình thăm mẹ liệt sĩ Gạc Ma đầy xúc động

37 năm đã trôi qua, kể từ Sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2025), nhưng với những người mẹ của các liệt sĩ Gạc Ma, niềm đau thương ấy chưa bao giờ là chuyện của 'ngày xưa'. Trong những ngày tháng tư lịch sử, Hội Biển đảo Việt Nam đã đến thăm, tặng quà, chuyện trò cùng các mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ Gạc Ma

Ngày 15/4/2025, trong khuôn khổ chuyến công tác ra thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, Đoàn công tác số 10 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Khu tưởng niệm Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Sáng tác

Trang thơ của Đồng Nai cuối tuần số này dành những dòng mềm mại như mái đầu trẻ thơ sà vào lòng ngoại: 'Cả cuộc đời gian truân khó nhọc/ Ngoại gồng gánh về mình/ Để cuộc đời con đi/ In bóng hình của ngoại' và nghiêng xuống những riêng tư: 'Rơi xuống lòng tay đau/ Em về ngang một chiều xuyến chi/ Mà đâu tìm thấy nhau/ Những cánh hoa trắng thì thầm lời của gió'; 'này người,xin đừng quên vội/ thâu đêm long lanh/ mắt vì ai đã từng đắm đuối'. Nhưng mỗi kỳ tháng ba, tháng tư, từ sự kiện Gạc Ma gần bốn mươi năm trước đều không quên nhắc nhớ: 'Như còn mới một nỗi đau ngày ấy/ Giữ nước là lẽ sống/ Ngàn cánh hoa như máu mọc lên/ Biển vẫn bạc đầu lòng vẫn sắt son/ Mắt mẹ dõi trời xa vời vợi'…

Tuổi trẻ thủ đô tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Thanh niên TP. Hà Nội đang đột phá, nghĩ sâu, làm lớn để bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc và góp phần xây dựng Thủ đô, phát triển đất nước.

Hạnh phúc khi mang nghĩa cử nhân văn chạm tới trái tim mọi người

Tận tay trao từng bức ảnh liệt sĩ, chứng kiến nhiều người bật khóc và thốt lên 'đúng anh ấy rồi', anh Lê Văn Phúc và các thành viên trong nhóm Màu Hoa Đỏ thấy hạnh phúc vô cùng, bởi những tâm huyết của mình đã giúp mang hình hài các liệt sĩ trở về với gia đình.

Mãi mãi khắc ghi 64 liệt sĩ anh dũng chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma

Dải đất hình chữ S - Trường Sa, nếu tính theo đường chim bay cũng cách xa hàng trăm ki lô mét nhưng ở Trường Sa thân yêu, nơi đầu sóng ngọn gió, đảo tiền tiêu của Tổ quốc luôn hiện hữu đất liền bởi nơi đây luôn có sự hiện diện của các thế hệ con rồng, cháu tiên sống, chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc. Trong đó, lịch sử sẽ mãi mãi khắc ghi 64 liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma cách đây 37 năm (ngày 14/3/1988).

Khúc tráng ca bất tử

37 năm sự kiện Gạc Ma đã trôi qua nhưng những người con đất Việt sẽ mãi không quên 64 liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Máu các anh đã hòa cùng biển cả, tạo thành một biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.