Theo Chi cục Chăn nuôi thú y (CNTY), dù đến nay dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã cơ bản khống chế nhưng dự báo nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát trên địa bàn thành phố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, ngành CNTY đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống DTLCP.
Ngày 17-3, UBND tỉnh ban hành Công văn 1127/UBND-KT về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo trên Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS), bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Tính đến ngày 11-3-2025, cả nước đã xảy ra 68 ổ dịch DTHCP tại 20 tỉnh; trong đó, tỉnh Tiền Giang có 4 ổ dịch tại 3 huyện (Gò Công Tây, Chợ Gạo và Châu Thành). Hiện tại, ở Tiền Giang còn 1 ổ dịch DTHCP tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành chưa qua 21 ngày.Để chủ động kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh DTLCP theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn 1586/BNN-TY ngày 28-2-2025, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp hiệu quả theo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung triển khai các nội dung sau:1. Thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTHCP theo đúng quy định; kịp thời can thiệp, xử lý hiệu quả các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan sang diện rộng; chính quyền cơ sở chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu heo bị tiêu hủy tại địa phương.2. Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh trên Hệ thống VAHIS.3. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; trong đó, chú trọng các nội dung sau:- Mua heo giống khỏe mạnh từ vùng an toàn bệnh DTHCP; trường hợp mua heo giống ngoài tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Heo mới mua về phải giữ ở khu vực cách ly 3 - 4 tuần trước khi nhập vào khu vực chăn nuôi.Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh DTHCP cho đàn heo khỏe mạnh theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.- Tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 - 2 lần trong tuần.4. Triển khai hiệu quả Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1-2025.
Theo ghi nhận, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã xuất hiện 3 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi và 1 con bê nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều ổ dịch đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Chiều 21-1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến Phòng chống nhập lậu, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Trước diễn biến phức tạp của một số loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) tại nhiều tỉnh, thành phố, tỉnh yêu cầu chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng tăng cường giám sát và đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ, trang trại chăn nuôi áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tránh lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đồng thời đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn cho dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản số số 203/KH-UBND về việc Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn năm 2025.
Dịch tả lợn Châu Phi cùng với bão lũ những ngày qua đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi cả nước, trong đó có Thái Nguyên. Đồng thời, tác động tiêu cực đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, nhất là và dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chính vì thế, việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống DTLCP trên địa bàn tỉnh là yêu cầu quan thiết hiện nay.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng, vật nuôi thời gian gần đây, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn, việc vận chuyển, tiêu thụ động vật tăng mạnh..., những yếu tố đó khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rất cao, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các đơn vị liên quan đang tập trung hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Hai huyện Lộc Hà và Cẩm Xuyên ở tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, đến nay chưa qua 21 ngày. Các địa phương trên địa bàn tỉnh này đang gấp rút triển khai các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Để bảo vệ đàn vật nuôi, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP); yêu cầu các sở, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quyết liệt vào cuộc.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện 1.452 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn 1.103 xã của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn buộc tiêu hủy là 81.030 con, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra bùng phát dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn quản lý.
Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và chủ động tích trữ rơm, rạ để làm thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông sắp tới. Đó là những biện pháp mà hộ chăn nuôi nên chủ động trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND huyện Hàm Tân, Bắc Bình và các đơn vị liên quan yêu cầu tập trung phòng chống dịch tả lợn châu Phi và rà soát xử lý vi phạm đối với Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản Tân Long ở xã Tân Hà, huyện Hàm Tân.
Khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các cơ sở kinh doanh đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.
Thời điểm giao mùa, công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chuyên môn, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh quan tâm.
Ngày 28/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh ký Văn bản số 4757/UBND-NLN yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao độ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Từ tháng 4 đến nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Điện Biên có diễn biến phức tạp, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ngày 14/8, huyện Điện Biên đã công bố DTLCP trên địa bàn huyện; quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm sớm khống chế bệnh dịch, khôi phục chăn nuôi.
Nhận thấy hiệu quả bước đầu từ việc tiêm vắc - xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), hiện nay các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân trên địa bàn chủ động tiêm vắc - xin để phòng bệnh cho đàn lợn.
Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp ở Hòa Vang (Đà Nẵng) - địa phương giáp ranh địa bàn tỉnh, thì hoạt động vận chuyển lợn đi qua địa bàn đôi lúc vẫn còn thiếu sự giám sát, khiến nguy cơ dịch lây lan, tái bùng phát rất cao.
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi có diễn biến phức, mới đây UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ để tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu các địa phương, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ để tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra nếu không được quan tâm phòng, chống kịp thời.
Từ trung tuần tháng 5-2024, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện tại 2 xã Tràng Xá, Dân Tiến, Võ Nhai, với trên 130 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy (với tổng trọng lượng trên 3.200kg). Mặc dù đã công bố hết dịch từ ngày 28-6 nhưng DTLCP vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát, lây lan trên diện rộng. Vì vậy, tỉnh Thái Nguyên vẫn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Đến nay, cả nước có trên 670 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại gần 50 địa phương, với số lợn tiêu hủy khoảng 49.400 con. Dịch tập trung nhiều ở các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La. Điện Biên đã xuất hiện DTLCP với 560 con lợn phải tiêu hủy.