Cho ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trong bối cảnh sự phát triển và tác động ngày càng sâu sắc của KH&CN lên mọi mặt đời sống, xã hội thì các hành vi bạo lực gia đình sẽ ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ hơn để làm rõ những hành vi bạo lực gia đình, đồng thời bổ sung chính sách của Nhà nước về thực hiện và công bố các báo cáo thống kê về bạo lực gia đình, đặc biệt với các nhóm yếu thế.

ĐBQH NGUYỄN VĂN CẢNH: LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CẦN HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, dự án luật cần mở rộng phạm vi, hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, mở rộng các biện pháp để bảo đảm quyền, trách nhiệm của các thành viên gia đình phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đừng để 90,4% phụ nữ bị bạo hành mà không tìm kiếm được sự giúp đỡ

Ngày 14/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi. Về chế tài xử lý, nhiều đại biểu đề nghị, cần quy định thêm chế tài cho trường hợp biết mà im lặng, không hành động, thực hiện tố giác theo quy định. Đồng thời quy định rõ về cách thức bảo vệ người báo tin tố giác bạo lực gia đình, để họ được an toàn, tránh trường hợp bị trả thù.

Đại biểu Quốc hội: 'Bình đẳng không phải là cố gắng để ngang tài ngang sức'

Bình đẳng không phải là cố gắng để ngang tài ngang sức, mà đảm bảo vai trò, cơ hội phát triển và được thụ hưởng như nhau về thành quả.

Bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn

Thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn.

Đại biểu Quốc hội: Đề nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để phòng ngừa bạo hành trẻ em

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.

Cần làm rõ hơn một số quy định về hành vi bạo lực gia đình

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 14/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

ĐB Quốc hội: Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất là sự dịu dàng

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất và theo mình cả đời đó là sự dịu dàng. Đôi khi họ cố gắng thật nhiều để có các năng lực khác nhưng không bù lại được kết quả mà sự dịu dàng mang lại cho gia đình.

Đề nghị bổ sung, làm rõ chủ thể, đối tượng gây bạo lực gia đình

Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 14/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chủ thể, đối tượng gây bạo lực gia đình và làm rõ các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân, đoàn ĐBQH TPHCM, cho biết: Để phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình có hiệu quả, cần có biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bạo lực gia đình, về giới cho các đối tượng gây bạo lực.

Quốc hội thúc đẩy hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 14/6.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Xu hướng đổ lỗi khiến nạn nhân bị 'bạo lực kép'

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho rằng, xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khiến họ bị 'bạo lực kép', vừa bị tổn thương do bạo lực gia đình, vừa bị tổn thương do tâm lý chỉ trích của số đông.

Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Vũng Tàu

Sáng 2.6, tại TP Vũng Tàu, hội nghị góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy và Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara chủ trì hội nghị.

Cần có quy định riêng về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình

Cần có quy định riêng về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình Các ĐBQH cho rằng bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam khi nhiều vụ việc có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, khó lường...

Nhiều vụ bạo lực gia đình bị phát giác muộn do tư tưởng 'đèn nhà ai nhà ấy rạng'?

Nhiều người còn có quan niệm vợ chồng, cha con bạo lực là việc riêng, 'đèn nhà ai nhà nấy rạng' nên nhiều vụ bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng như cháu bé 8 tuổi tại TP.HCM bị bạo hành dã man đến tử vong hay cháu bé bị cha dượng đóng đinh vào đầu ở Hà Nội chậm được đưa ra ánh sáng.

THẢO LUẬN TỔ 16: ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và dự án Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Bạc Liêu, Quảng Nam, Bình Phước, qua thảo luận đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời, đề nghị nghiên cứu đảm bảo tính khả thi của các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình,...

Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 'Gia cố' biện pháp phòng để không thể, không dám bạo lực gia đình!

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chiều nay, 31.5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải 'gia cố' nhiều hơn nữa cho các biện pháp 'phòng' và mối quan hệ giữa 'phòng' với 'chống' để người ta không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình. 'Không thể tức là hệ thống pháp luật phải chặt chẽ. Không dám là chế tài phải nghiêm. Nếu không thì ban hành Luật ra cũng khó tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này'.

THẢO LUẬN TỔ 1: TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tổ 1 gồm các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 8: CẦN CÓ QUY ĐỊNH RIÊNG TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM

Thực hiện Kỳ họp thứ 3, chiều ngày 31/5, Tổ 8 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Nội dung được nhiều đại biểu cho ý kiến tập trung vào việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình.

Hội LHPN Việt Nam có 7 điểm đóng góp được tiếp thu đưa vào dự án luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Bên lề kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Báo Phụ nữ Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Ủy viên TƯ Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành có nhiều bất cập

Theo tờ trình, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng bạo lực gia đình là do Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn nhiều điểm bất cập.

Sửa đổi Luật để tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người

Chiều 27.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Thúc đẩy tính minh bạch và phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm

Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục là nội dung trọng tâm trong ngày làm việc thứ năm của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.