Sáng 4/10, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV sắp tới, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Lâm Đồng và Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Sáng 29.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV tại huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
Sáng 16/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở và Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình sửa đổi.
Đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trong phiên thảo luận sáng 8/9 về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần rà soát, bổ sung vào dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) các loại hành vi bạo lực gia đình, tránh bỏ sót hành vi vi phạm...
Cho ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trong bối cảnh sự phát triển và tác động ngày càng sâu sắc của KH&CN lên mọi mặt đời sống, xã hội thì các hành vi bạo lực gia đình sẽ ngày càng tinh vi hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ hơn để làm rõ những hành vi bạo lực gia đình, đồng thời bổ sung chính sách của Nhà nước về thực hiện và công bố các báo cáo thống kê về bạo lực gia đình, đặc biệt với các nhóm yếu thế.
Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho rằng, dự án luật cần mở rộng phạm vi, hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, mở rộng các biện pháp để bảo đảm quyền, trách nhiệm của các thành viên gia đình phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngày 14/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi. Về chế tài xử lý, nhiều đại biểu đề nghị, cần quy định thêm chế tài cho trường hợp biết mà im lặng, không hành động, thực hiện tố giác theo quy định. Đồng thời quy định rõ về cách thức bảo vệ người báo tin tố giác bạo lực gia đình, để họ được an toàn, tránh trường hợp bị trả thù.
Bình đẳng không phải là cố gắng để ngang tài ngang sức, mà đảm bảo vai trò, cơ hội phát triển và được thụ hưởng như nhau về thành quả.
Thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, bảo vệ trẻ em cần được quy định mức độ cao hơn và sớm hơn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 14/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất và theo mình cả đời đó là sự dịu dàng. Đôi khi họ cố gắng thật nhiều để có các năng lực khác nhưng không bù lại được kết quả mà sự dịu dàng mang lại cho gia đình.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 14/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chủ thể, đối tượng gây bạo lực gia đình và làm rõ các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân, đoàn ĐBQH TPHCM, cho biết: Để phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình có hiệu quả, cần có biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bạo lực gia đình, về giới cho các đối tượng gây bạo lực.
Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 14/6.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho rằng, xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khiến họ bị 'bạo lực kép', vừa bị tổn thương do bạo lực gia đình, vừa bị tổn thương do tâm lý chỉ trích của số đông.
Sáng 2.6, tại TP Vũng Tàu, hội nghị góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy và Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara chủ trì hội nghị.
Cần có quy định riêng về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình Các ĐBQH cho rằng bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam khi nhiều vụ việc có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, khó lường...