Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc tạo lập cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Trong đó, có sự đóng góp to lớn của đồng chí Đào Duy Tùng đối với công cuộc đổi mới đất nước.
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn khuyến khích và ủng hộ cán bộ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Mới đây, chúng tôi có dịp về công tác ở thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai (TP Hà Nội), được gặp cựu chiến binh Nguyễn Hữu Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nhật. Ở tuổi gần 80 nhưng bệnh binh-nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Hữu Trọng vẫn say sưa với việc nhà, việc tập thể. Ông cũng vừa được nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng đợt 2-9-2023.
Triệu Trung là một xã vùng đồng bằng của huyện Triệu Phong. Từ một xã thuần nông, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vậy nhưng trong những năm gần đây, Triệu Trung đã có bước tiến vượt bậc về mọi mặt. Xã đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2004. Ngày 18/2/2020 Triệu Trung được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Từ đất đai, nhân lực, lao động và ý chí không cam chịu đói nghèo, xã Triệu Trung đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc về kinh tế- xã hội rất đáng ghi nhận.
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ để trở thành một 'động lực quan trọng' của nền kinh tế và nhiều thành tựu kinh tế khác đều ghi nhận đóng góp của Ban Kinh tế của Đảng.
Quá trình phát triển, đổi mới của đất nước khẳng định vai trò hết sức quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương trong việc nghiên cứu, tham mưu, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế.
Ngày 30-9-1950, Ban Thường vụ Trung ương khóa I của Đảng ban hành Quyết nghị số 57-QN/TW về thành lập Ban Kinh tế Trung ương, để giúp Trung ương lãnh đạo về kinh tế, tài chính đất nước. Nhân 70 năm Ngày truyền thống của Ban Kinh tế Trung ương, Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương về sự ra đời và đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cách đây 70 năm, ngày 30 tháng 9 năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương khóa I của Ðảng đã ban hành Quyết nghị số 57-QN/TW về thành lập Ban Kinh tế T.Ư (1). Theo đó, Ban Kinh tế T.Ư có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị mọi chủ trương, chính sách về kinh tế, tài chính để giúp Trung ương lãnh đạo về kinh tế, tài chính. Kể từ đây, ngày 30 tháng 9 là Ngày truyền thống của Ban Kinh tế T.Ư. Sự ra đời của Ban Kinh tế T.Ư là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ một nước nghèo nàn và lạc hậu, đi lên từ đổ nát vì chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình và có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế. Trong niềm tự hào về những thành tựu của đất nước, có sự đóng góp lớn của lĩnh vực kinh tế, với đóng góp to lớn và quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương.
Hành trình lịch sử 70 năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã khẳng định được vai trò, đóng góp trong việc nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế-xã hội.
Cho đến bây giờ, ông Vũ Oanh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế TW - vẫn còn nhớ như in hoàn cảnh ra đời của Chỉ thị 100-CT/TW (khoán 100) năm 1981, tiền đề quan trọng để dẫn đến Nghị quyết số 10-NQ/TW (khoán 10) được Bộ Chính trị ban hành năm 1988 sau Đại hội Đảng VI - Đại hội đổi mới của đất nước. Đây được xem là chiếc chìa khóa vàng 'cởi trói' cho nông nghiệp.
'Ban Kinh tế Trung ương với chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Trung ương Đảng đã tập hợp, phát huy được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân hoàn thành tốt trọng trách được giao, góp phần đưa kinh tế nước ta không ngừng phát triển lớn mạnh trong thời gian qua'. Đó là khẳng định của ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương (30/9/1950 - 30/9/2020).
Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Ban Kinh tế Trung ương đã được giao chủ trì xây dựng, tham mưu để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một số Nghị quyết quan trọng.