Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.
Với địa hình chủ yếu là gò đồi thấp, xã Bàn Đạt (Phú Bình) có thế mạnh phát triển cây lâm nghiệp và chè. Những năm qua, trồng và chế biến chè dần trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu là một trong những người tiên phong bảo tồn và phát triển trà Shan tuyết Suối Giàng, tạo sinh kế bền vững cho bà con dân tộc thiểu số.
Từ một loại chè mọc hoang giữa rừng sâu, chè Tán Ma của đồng bào Thái ở vùng cao Thanh Hóa đang dần trở thành sản phẩm chủ lực, góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn văn hóa bản địa...
Tổng sản lượng chè búp tươi thu hoạch trong gần 6 tháng đầu năm của huyện Mường Khương đạt hơn 25,7 nghìn tấn, tăng gần 43% so với cùng kỳ và bằng 56% kế hoạch năm.
Không chọn ồn ào để đi nhanh, bà Uông Thị Lan - Giám đốc Hợp tác xã Chè an toàn Nguyên Việt chọn cách làm chè như người ta giữ một niềm tin: chậm rãi, tỉ mỉ và đầy trân trọng. Với bà, trà không chỉ là nông sản. Trà là ký ức, là văn hóa, là con đường để người nông dân sống bền vững và sống đẹp. Từ đôi tay làm chè, bà lặng lẽ đánh thức những giá trị truyền thống giữa đời sống hiện đại.
Nhằm phát triển ngành chè Thái Nguyên gắn với mục tiêu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 3/2/2025, trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu tổng giá trị sản phẩm thu được từ cây chè đến năm 2030 đạt 25 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 1993 trở về trước, sản phẩm chè Việt Nam nói chung và chè Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) chỉ xuất khẩu sang 3 nước là Nga, Anh và Trung Quốc, nay đã mở rộng thị trường tiêu thụ lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời hoàng kim, hoạt động xuất khẩu chè của tỉnh khá nhộn nhịp với hàng chục công ty thu mua xuất khẩu, đặt nhà máy chế biến ở nhiều vùng chè.
Những con đường bê tông dược mở rộng 6m, nhiều đoạn rực rỡ sắc cờ, hoa. Hai bên đường là những luống chè xanh mướt, trải dài đến tận chân đồi. Tiếng máy móc rộn ràng, tiếng trẻ nhỏ cười nói ríu rít bên mái trường khang trang. Từng thanh âm, hình ảnh như minh chứng cho bước chuyển mình mạnh mẽ của xã Phú Thịnh (Đại Từ) sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Chè được xác định là cây trồng có tiềm năng đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều vùng trồng chè nổi tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh,… không chỉ tạo ra loại đặc sản có giá trị kinh tế cao mà từ chất lượng, bao bì, tên gọi, màu sắc, trà Thái Nguyên còn tạo nên một sản phẩm truyền thống mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thái Nguyên.
Dưới sự dẫn dắt của bà Đào Thanh Hảo – một nữ lãnh đạo đầy tâm huyết, Hợp tác xã Hảo Đạt đã tạo nên bước chuyển mình ấn tượng cho chè Tân Cương. Không chỉ tiên phong ứng dụng công nghệ và quy trình VietGAP hữu cơ, HTX còn xuất sắc đưa sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia, qua đó nâng tầm giá trị cây chè bản địa, đưa thương hiệu chè Tân Cương vươn xa và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nông dân.
Chè Thái Nguyên nức tiếng cả nước về hương, vị, được dân gian ví là 'Đệ nhất danh trà'. Những năm qua, bao thế hệ nông dân trên địa bàn tỉnh, lớp sau kế lớp trước, bươn trải cùng nắng mưa để chắp 'đôi cánh' thương hiệu mạnh cho sản phẩm chè 'bay xa' đến các thị trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa chè Thái Nguyên trở thành 'cây tỷ đô'.
Với sự quyết tâm, nỗ lực lớn, Đảng bộ và Nhân dân xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để chung sức, đồng lòng xây dựng xã nông thôn mới (NTM). Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
Là huyện có diện tích cây chè lớn nhất tỉnh, Tân Sơn đang tập trung xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trong hoạt động sản xuất, chế biến chè, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.
Những vùng chè ngát xanh điểm tô khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nơi đất thép Mường Khương là biểu tượng của no ấm, đủ đầy đối với người dân nơi đây.
Trong không gian xanh mướt của những đồi chè trùng điệp và nương lúa yên bình, xã Phú Lạc (Đại Từ) đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ. Là xã miền núi cách trung tâm huyện khoảng 13km, Phú Lạc từng được biết đến như một vùng đất thuần nông với điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn. Song bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của người dân, xã đã và đang tạo ra một diện mạo mới khởi sắc, đặc biệt trong hành trình phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và khiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng giúp nông sản Hà Tĩnh khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
Chiều 13-6, tại Hội trường Huyện ủy Võ Nhai, UBND huyện Võ Nhai phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chuyên gia tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Đổi mới sáng tạo trong bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu, bắt đầu từ cây trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên'.
Là một trong những tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước, Phú Thọ đã và đang thực hiện các giải pháp then chốt nhằm xây dựng thương hiệu chè uy tín, từ quy hoạch sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ đến bảo hộ sở hữu trí tuệ. Qua đó từng bước nâng tầm thương hiệu chè của tỉnh, tiếp tục đưa hương vị đặc trưng của cây chè Phú Thọ vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những năm qua, phong trào trồng chè liên kết giữa người dân và DN ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trà Đại Hồng Bào 'được cả hương lẫn sắc' nhưng số lượng vô cùng ít ỏi nên đôi khi có tiền cũng không có cơ hội được thưởng thức.
Trên những dãy núi cao chót vót quanh năm mây phủ ở huyện Bắc Yên (Sơn La), những cây chè Shan tuyết cổ thụ sừng sững như minh chứng cho sức sống mãnh liệt của núi rừng. Với đồng bào vùng cao, cây chè không chỉ là sản vật quý mà còn là 'cây xóa đói, giảm nghèo' thực thụ.
Với những người làm báo, chuyện trèo đèo, lội suối, đi công tác xa nhà nhiều ngày là thường. Nhưng leo núi ròng rã cả ngày, rồi trải qua một đêm trắng giữa rừng già - không điện, không nước - thì quả là trải nghiệm ít ai có. Với chúng tôi - bốn nhà báo của Báo Thái Nguyên cùng các nhà khoa học và chuyên gia về chè - hành trình 8 tiếng lên, 7 tiếng xuống núi và một đêm 'hòa mình với rừng' là kỷ niệm không thể nào quên.
Từng là vùng đất nghèo nằm cheo leo giữa lưng chừng núi, xã biên giới Hiền Kiệt, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ một thứ 'lộc rừng' tưởng chừng vô danh, đó là cây chè shan tuyết cổ thụ Tán Ma. Những đồi chè xanh mướt không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, mà còn trở thành điểm tựa sinh kế, góp phần giữ chân người dân nơi phên dậu Tổ quốc.
Thay vì sản xuất manh mún, phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền thống, nhiều HTX ở Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) như một 'đòn bẩy' chiến lược. Bước đi này không chỉ giúp HTX giải quyết bài toán tối ưu chi phí vận hành, mà còn là 'chìa khóa' để nâng tầm giá trị các đặc sản địa phương, tạo ra sức bật mạnh mẽ trên thị trường.
Đảng bộ xã Thèn Sin, huyện Tam Đường hiện có 13 chi bộ với hơn 140 đảng viên. Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ xã tập trung cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của địa phương thành chương trình hành động cụ thể, đề ra giải pháp sát thực, phù hợp với điều kiện thực tế để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ.
Do số lượng vô cùng ít ỏi nên nhiều khi có tiền cũng không có cơ hội được thưởng thức loại đặc sản hiếm có này.
Không chỉ là cây trồng nông nghiệp đơn thuần, chè Shan tuyết đã trở thành một phần máu thịt, một biểu tượng văn hóa, kinh tế, gắn liền với bao thế hệ người Mông nơi đây.
Là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xã Phúc Thuận (TP. Phổ Yên) luôn thực hiện tốt các chính sách dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc. Qua đó từng bước kéo gần khoảng cách về mức sống, văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.
Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua đã và đang từng bước nâng cao trình độ sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thị trường. Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.
Một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong ngành chè Lâm Đồng đã và đang có tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn hoạt động mạnh mẽ. Chi bộ mạnh, đảng viên nhiệt huyết, công đoàn hiệu quả, ấy là niềm tự hào của những người công nhân Công ty TNHH Chè Vina-Suzuki.
Ngày 5/6, Đồn Biên phòng Ba Sơn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc và các tổ chức, nhà hảo tâm, đơn vị đồng hành tổ chức chương trình hỗ trợ Hợp tác xã Thiên Sơn Tươi xanh - Chất lượng - Bền vững (huyện Cao Lộc) và trồng tặng 'Vườn cây kiểu mẫu trà hoa vàng Mẫu Sơn'' tại thôn Co Loi, xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Đây là chương trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giữa đại ngàn mây phủ, nơi những triền núi cao của các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu... của huyện Bắc Yên, những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn vươn mình đón sương núi, đọng tuyết ngàn. Mỗi búp chè là kết tinh của đất trời, của bàn tay người vùng cao cần mẫn, chắt chiu để tạo nên món quà đậm hương - đượm vị - đầy tự hào, mang thương hiệu 'Chè Tà Xùa Bắc Yên'.
Ngày 4/6, Sở Khoa học và Công nghệ họp hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh đối với Dự án 'Xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng' do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè chủ trì thực hiện. Đồng chí Nông Thành Thân, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Từng được ví như 'linh hồn' của thương hiệu chè Thái Nguyên, chè trung du nay chỉ còn lại trên một phần nhỏ đất chè. Tuy nhiên, vẫn có những người âm thầm giữ lấy giống chè cổ như giữ một phần ký ức, giữ lại cốt cách riêng của đất chè. Họ kiên trì phục hồi, ứng dụng kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, để không chỉ 'giữ hồn' chè trung du mà còn nâng tầm giá trị của nó trên thị trường.
Ở vùng bán ngập hồ Núi Cốc, nơi nhiều hộ dân phải di dời và điều kiện sản xuất bị thu hẹp, có một câu chuyện đầy cảm hứng - đó là bà Nguyễn Thị Thái (ở xóm Bình Hương, xã Lục Ba, Đại Từ) đã góp phần làm sống lại niềm hy vọng từ cây chè, loại cây vốn không phải là thế mạnh của vùng đất này.
'Chát đầu môi mà ngọt tận đáy lòng/ Trà Thái Nguyên, hồn đất, tình người quyện lại/ Cho dòng Sông Công êm đềm chảy mãi/ Cho tình đất, tình người Việt Bắc nên thơ'. Lần đầu tôi đặt chân lên Thái Nguyên là một buổi chiều mùa đông giá lạnh, khi còn là một anh lính trẻ của sư đoàn, đóng quân giữa núi rừng trùng điệp Việt Bắc.
Xã Văn Hán (Đồng Hỷ) luôn xác định chè là cây trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp; tích cực vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chú trọng xây dựng các làng nghề chè truyền thống để phát triển thương hiệu sản phẩm.
Ngày hội xoài Yên Châu 2025 thu hút đông đảo người dân, du khách với chuỗi hoạt động phong phú, đậm đà bản sắc vùng cao.
Xác định chè là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ) tập trung tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống chè San Tuyết. Từ đó, nhiều gia đình hội viên có thu nhập cao, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, trong đó có chị Giàng Thị Sử (39 tuổi) ở bản Nà Kế 1.