'Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông…', câu ca dao được lưu truyền bao đời nay về nghề làm nón lá ở làng Chuông bởi vẻ đẹp duyên dáng cũng như độ bền, chắc của nón. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nghề làm nón vẫn được truyền, và những phiên chợ nón làng Chuông vẫn họp định kỳ để mang những chiếc nón tới muôn nơi.
Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi dài đằng đẵng ấy cho đến khi lên được phà rì rì qua con sông đang duềnh sóng, tôi hay nghĩ về những dòng sông mang định mệnh phân ly của đất nước.
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực bền bỉ, đúc rút từ những trải nghiệm, nghiên cứu, tích lũy, tiến sĩ Hoàng Bá Tường đã cho ra mắt bạn đọc tập sách công phu, dày dặn 'Văn hóa dân gian biển - đảo xứ Thanh' như kết tinh của tình yêu và tâm huyết, trí tuệ.
'Bớt đồng thì bớt cù laoBớt ăn bớt mặc thì tao bớt làm'.Câu này, còn có dị bản như 'bớt ăn, bớt uống, bớt tiền, bớt gạo' nhưng nghĩa vẫn không thay đổi. Câu chuyện cần bàn ở đây vẫn là lúc đặt câu hỏi: 'cù lao' trong ngữ cảnh này là gì? Liệu có liên quan gì đến cù lao đã được sử dụng trong truyện ngắn 'Bên rừng Cù lao Dung' của nhà văn Sơn Nam?
'Hội An lang thang phố nhớ: Hình ảnh và ký ức' của Tam Thái có thể đọc như một chuyến ghé thăm phố Hội trầm mặc, thơ mộng, lặng lẽ biến chuyển theo dòng thời gian.
Thế kỷ XX ở Việt Nam nhạc sĩ Phạm Duy tài ba đã có bài hát 'Tình ca' nổi tiếng. Mở đầu bài hát có lời ca như sau: 'Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời' thật vô cùng giản dị và sâu sắc. Ít có bài hát nào trên thế giới có câu 'Tôi yêu tiếng nước tôi' mở đầu và cả bài hát là những ý hay, lời đẹp xuất phát từ các câu dân ca ba miền Bắc, Trung, Nam. 'Tôi yêu tiếng nước tôi' sao mà thân thương, tin tưởng và tự hào đến thế!
Có câu ca dao đã khiến chúng ta lâu nay tranh cãi và quyết tìm hiểu cho bằng được: 'Trách ai ăn giấy bỏ bìa/ Khi thương thương vội khi lìa lìa xa'. Xét về phép đối xứng, ắt phải là 'thương vội'/ 'lìa mau' mới chuẩn chứ nhỉ? Xin thưa, 'lìa mau' vẫn còn có lúc gặp lại; chứ chưa nói hết cái ý bẽ bàng, cay đắng của 'lìa xa' là kẻ đó đã 'qua cầu rút ván', 'một đi không trở lại', chớ có trông mong gì nữa.
Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - 2010) giải thích: 'Chợ trưa dưa héo: Chợ càng về trưa thì dưa càng dễ bị héo (cho nên đừng vội lên mặt làm cao mà dễ bị ế hàng). Hay dùng để nhắc mọi người đừng vội lên mặt làm cao khi còn trẻ mà dễ bị lỡ mất duyên'.
'Chiếu Tà Niên anh trải em nằm/ Phải duyên chồng vợ trăm năm anh chờ' - câu ca dao mộc mạc như chất chứa cả một vùng văn hóa, gói ghém tinh thần thủy chung và bàn tay tài hoa của những người con đất Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang).
Bước sang năm thứ 84 phát triển, Báo Cứu Quốc - cơ quan tuyên truyền cổ động của Mặt trận Việt Minh, tiền thân của tờ báo Đại Đoàn Kết được nhiều nhà nghiên cứu coi là một di sản văn hóa quý báu. Chúng tôi có dịp đã tìm đến những trung tâm lưu trữ và bảo quản hiện vật lớn của quốc gia, để tận mắt thấy hiện vật Báo Cứu Quốc đã được gìn giữ ra sao sau hơn 80 năm ra đời và phát triển.
Khi đề cập đến vùng đất 'rừng trầm, biển yến' là nói đến Khánh Hòa, gắn liền với câu ca dao truyền tụng từ bao đời nay: 'Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về'. Đã có một thời, những cánh rừng già ở Khánh Hòa là nơi kết tụ loại sản vật quý hiếm này nhiều nhất và tốt nhất, nên được mệnh danh là xứ trầm hương.
Cùng với 'Chuyến tàu đêm di sản', 'Bảo tàng đường phố Hà Nội', không gian phố đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, tour đêm 'Tiếng chuông Trấn Vũ - Chạm vào linh thiêng, Sống cùng huyền thoại' tại đền Quán Thánh mới ra mắt, hứa hẹn những trải nghiệm thú vị.
HNN - Bài viết 'Thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm công bố ngày 1/6 không chỉ là một lời nhắc nhở, mà còn là tuyên ngôn sâu sắc về một chiến lược phát triển bền vững và tự cường của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Cá kèo là một món ăn mang đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Ở TP.HCM, nếu có trót thèm cá kèo thì người dân thành phố lại nhắc nhớ nhau Bà Huyện Thanh Quan.
Thế giới Showbiz đã có buổi trò chuyện với đạo diễn Mai Phương - người đã tạo nên phiên bản Dế mèn hiện đại và đầy sắc màu trong phim điện ảnh 3D 'Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm lầy lội'.
Không chỉ gợi lại ký ức tuổi thơ, 'Dế Mèn phiêu lưu ký' còn chinh phục khán giả bằng phần âm nhạc độc đáo, hòa quyện chất liệu dân gian Việt Nam và xu hướng hiện đại
Trong một chương trình trò chơi tìm hiểu về tiếng Việt trên truyền hình, ban tổ chức đưa ra yêu cầu hoàn thiện ngữ liệu 'Trời còn khi nắng.../ Ngày còn khi sớm khi trưa nữa người'. Người chơi 'bỏ qua' vì không điền được hai chữ còn thiếu và đáp án của chương trình là 'Trời còn khi nắng khi mưa/ Ngày còn khi sớm khi trưa nữa người'.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức không gian trưng bày 'Tết Đoan Ngọ xưa và nay' tại Nhà N14 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lễ Tết truyền thống của dân tộc.
Phim điện ảnh 3D 'Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội' với những sáng tạo và thử nghiệm táo bạo mở ra hướng đi mới cho phim trường số ở Việt Nam.
Nhà thơ - nhà báo Nguyễn Xuân Hùng, sinh năm 1965 ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc), anh từng trải qua quân ngũ, có thời gian làm Công an xã trước khi làm báo. Anh vừa trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cuối năm 2024.
Bộ phim điện ảnh 3D với tựa đề 'Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội' chinh phục khán giả bằng phần âm nhạc độc đáo, hòa quyện chất liệu dân gian Việt Nam và xu hướng hiện đại.
Tôi có một thời thơ ấu sống bên đầm sen Đồng Tháp Mười. Những buổi chiều mùa hạ, các anh chị chèo chiếc xuồng nhỏ đưa tôi ra một đầm nước mênh mông với ngập tràn màu sen hồng chấp chới, ngan ngát hương thơm.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta gặp những điều khó xử. Lúc ấy nếu chúng ta vội vàng xử lý, nhiều khi sẽ bị mất kiểm soát. Tôi sống với vợ chồng đứa con và hai đứa cháu, nên tôi biết. Nhiều khi hai đứa cháu không làm vừa lòng cha mẹ chúng, thế là cha quát mẹ la, mà không giải quyết được sự việc.
Nhiều người cho rằng thơ ca cất lên bởi đau khổ, thất tình, bởi những ẩn ức xuất phát từ bản năng chứ ít khi xuất phát từ lý trí và sự thông tuệ. Thậm chí, có người cho rằng người thông minh, có cuộc sống hạnh phúc viên mãn thì ít hoặc khó làm thơ.Vì thế, hôm nay tôi muốn viết về nhà thơ Phạm Thu Yến, muốn chứng minh một trong những hiện tượng ngược lại.
Cao Bằng là nơi đất trời gửi gắm những nét đẹp nguyên sơ, nơi mỗi ngọn núi, dòng sông đều kể chuyện về tình người, về lịch sử và bản sắc văn hóa đậm sâu...
Ngày 19/5, nhiều địa phương tổ chức dâng hoa, triển lãm, trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Ông Bùi Giáng làm thơ thế nào? Không phải nói gì thêm, thiên hạ đã bàn 'nát nước', tức đã bàn 'hết nước hết cái'.
Cách trung tâm TP Hội An 10km về phía Tây, có một xưởng gỗ mấy chục năm qua vẫn vang vọng âm thanh gọt giũa, tạo hình-những nhịp điệu lao động thầm lặng góp phần gìn giữ hồn Việt. Đó là xưởng điêu khắc gỗ Âu Lạc của Nghệ nhân Ưu tú Trần Thu (sinh năm 1972, trú tại xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông đã dành trọn 3 thập kỷ để khắc họa tinh hoa văn hóa trên từng thớ gỗ mộc mạc.
Tọa lạc tại vùng Đông Bắc Việt Nam, tỉnh Bắc Giang tự hào sở hữu một lịch sử phong phú cùng với bản sắc văn hóa độc đáo. Qua hàng trăm năm phát triển, vùng đất này đã tích lũy đầy ắp các giá trị di sản, từ những tác phẩm nghệ thuật phi vật thể như ca dao, dân ca và lễ hội truyền thống cho đến những di tích, công trình kiến trúc cổ xưa hiếm có. Sự hòa quyện giữa văn hóa Việt cổ và tinh hoa của các dân tộc thiểu số đã tạo nên một dấu ấn đặc trưng, là nguồn tự hào của người dân và là điểm đến lý tưởng cho những ai khao khát tìm hiểu, khám phá lịch sử.
Sáng ngày 10/5/2025, PGS.TS Phạm Văn Tình – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ học, nguyên Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học (TP.HCM), Giám đốc Trung tâm Việt Nam học (Hà Nội) – đã đột ngột từ trần tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 71 tuổi.
Bắc Giang không chỉ là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc mà còn là vùng đất 'sơn thủy hữu tình', nơi núi non trùng điệp, sông suối len lỏi và những làng quê thanh bình hiện hữu giữa mênh mông ruộng đồng...
Một chương trình tìm hiểu về tiếng Việt trên truyền hình yêu cầu người chơi hoàn thành ngữ liệu 'Ngó lên nuộc lạt... ... / Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu'.
'Khung cửi kẽo kẹt ngày đêm/Sợi tơ óng ả, ấm êm cửa nhà', câu ca dao quen thuộc về khung cửi đã đi vào tiềm thức người Tày Thượng Lâm (Lâm Bình). Những chiếc khung cửi truyền qua bao thế hệ nơi đây, được ví như người bạn tâm giao, kẽo kẹt theo năm tháng lắng nghe biết bao tâm tình buồn vui của các bà, các mẹ nơi đây.