Giá bán lẻ điện được điều chỉnh tăng 4,8% đang tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trước khó khăn này các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động nỗ lực thích ứng bằng nhiều biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...
Kết quả công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Tuyên Quang đạt 65,99 điểm, tăng nhẹ so với mức 65,45 điểm của năm 2023. Điểm nghẽn lớn, cản trở đà bứt phá vị trí của tỉnh chính là chỉ số tiếp cận đất đai.
Tác động của kinh tế thế giới và tình hình thuế quan của Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến sản xuất. Đứng trước khó khăn chung, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng những giải pháp nhằm giữ nhịp tăng trưởng, ứng phó với biến động của thị trường.
Hội nghị người lao động là hoạt động để mỗi doanh nghiệp, công đoàn cơ sở gặp gỡ trực tiếp với người lao động, lắng nghe chia sẻ, nhằm xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, phát triển bền vững.
Trong quý I-2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2024, Tuyên Quang đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và đứng thứ 4/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, đóng góp của ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn khi tăng 23,4%, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và thể hiện rõ vai trò là chỗ dựa của nền kinh tế.
Việt Nam vừa được Chính phủ Mỹ công bố tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và áp thuế 10% trong thời gian này để thực hiện các đàm phán tiếp theo. Đây là thông tin vui đối với các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, cũng là cơ hội để doanh nghiệp xoay sở, có giải pháp thích ứng trong tình hình mới.
Ngày 8 - 4, lãnh đạo Sở Công Thương đã đi thực tế nắm tình hình sản xuất kinh doanh và làm việc với 6 doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Năm 2025 là năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phấn đấu đạt 190 triệu USD. Để đạt mục tiêu này, các cấp ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch căn cơ, đa dạng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu để tránh cú 'sốc' thương mại.
Năm 2025, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 27.700 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2024. Tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2021-2025 đạt 14,9%.
Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới 2025, không khí thi đua lao động sản xuất diễn ra sôi nổi ở các đơn vị, doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo khí thế và quyết tâm cao, hứa hẹn một năm mới nhiều triển vọng, thắng lợi.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình lao động, tiền lương năm 2024, mức thu nhập bình quân người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có báo cáo đạt trên 6,7 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2025 là năm cuối thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Các ngành, các địa phương đã có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó, trọng tâm là khơi dậy nội lực, góp phần cùng tỉnh hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết. Báo Tuyên Quang trân trọng giới thiệu chùm ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương:
Xác định công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động là giải pháp quan trọng để giảm nghèo nhanh và bền vững nên huyện Yên Sơn đã đặc biệt chú trọng đến công tác này. Các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội được mở ra đã thu hút người học, tạo ra những cơ hội mới giúp người lao động có việc làm, nâng cao thu nhập.
Năm 2024, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, nhưng ngay từ đầu năm, tỉnh và các ngành, địa phương đã triển khai kịp thời các giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, do đó kim ngạch xuất khẩu năm 2024 trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 170 triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm.
Những tháng cuối năm được xem là thời điểm 'nước rút' để các doanh nghiệp tăng tốc, về đích, đồng thời cũng là thời điểm 'vàng' để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, ký kết đơn hàng, chuẩn bị kế hoạch cho năm mới.
Trong quý III/2024, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục duy trì đà phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 6.280 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng ước đạt hơn 17.860 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Tuyên Quang phấn đấu trở thành vùng vệ tinh của chuỗi liên kết sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; phát triển công nghiệp chế tạo công nghệ cao. Thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào đầu tư các dự án mới, mở rộng sản xuất kinh doanh…
Trong quý III/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang ước đạt hơn 6.280 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng ước đạt hơn 17.860 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Con đường dẫn tôi đến với thôn 3, xã Lang Quán (Yên Sơn) đường bê tông thênh thang, uốn lượn qua những ngôi nhà cao tầng, nhà sàn bê tông của người Dao. Nói đến sự đổi thay như hôm nay, người Dao nơi đây luôn nhắc đến công sức, tâm huyết của Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đặng Văn Đức.
Tìm kiếm thị trường thay thế, đổi mới công nghệ, chuyển đổi sản xuất các mặt hàng gỗ đang được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện để thích ứng với thị trường xuất khẩu.
Phần lớn cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được đầu tư hạ tầng bằng nguồn ngân sách, tỉnh đề xuất tăng hỗ trợ nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.
Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Xác định giá trị sản xuất công nghiệp của năm 2024 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, với sự chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt, nhạy bén của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm đã có mức tăng trưởng ấn tượng.
Học và làm theo Bác, phải 'gần Dân, sâu sát Nhân dân', Đảng ủy, chính quyền xã Lang Quán (Yên Sơn) đã hoàn thành nhiều việc khó, trong đó có giải phóng, bàn giao mặt bằng xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.
Thu hút đầu tư, huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, nhiều giải pháp đồng bộ được tỉnh triển khai, nhất là tạo môi trường thông thoáng, tin cậy để các doanh nghiệp, dự án sớm triển khai đầu tư trên địa bàn.
Gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam được xuất khẩu đến 150 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam vốn đã được người tiêu dùng thế giới biết đến và lựa chọn.
Chiều 24-9, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Hiệp hội Kinh tế, Văn hóa Hàn-Việt.
Xuất khẩu gỗ đang có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu năm 2023 khó có thể đạt mục tiêu 17 tỷ USD như đã đề ra hồi đầu năm. Dự kiến từ nay đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể đạt được khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả năm lên khoảng 14 - 14,5 tỷ USD.
Sản xuất công nghiệp là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Xác định được điều này, tỉnh đã định hướng phát triển công nghiệp, trong đó tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động của từng vùng.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tích cực thực hiện hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn tín dụng, nhưng 4 tháng đầu năm 2023, tín dụng vẫn tăng chậm, chủ yếu do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém.