Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 3 năm qua, số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích có xu hướng giảm. Đặc biệt, số ca trẻ em tử vong do đuối nước có tỷ lệ giảm 3-5%, với mức giảm trung bình 100 em mỗi năm.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho rằng, sự việc bé trai hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nội nghi bị bảo mẫu bạo hành được phát giác là lời cảnh tỉnh dành cho các bậc phụ huynh trong việc lựa chọn và giám sát người giúp việc chăm sóc con nhỏ.
Cục trưởng Cục trẻ em mong cơ quan chức năng sớm điều tra, xử lý nghiêm đối với trường hợp nữ bảo mẫu bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi gây xôn xao dư luận.
Vào ngày 11/12/2024, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối Nam giới vì Bình đẳng giới và Phát triển bền vững (VNMENNET) tổ chức tọa đàm 'Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới' với sự tham gia của hơn 200 cán bộ nhân viên của Tập đoàn TH tại Nghệ An, lan tỏa thông điệp bình đẳng giới và kêu gọi sự tham gia tích cực từ nam giới trong chiến dịch 'Tô Cam 2024'.
Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối Nam giới vì Bình đẳng giới và Phát triển bền vững tổ chức tọa đàm 'Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới'.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, gần 64% trẻ em tham gia khảo sát cho biết các em học qua mạng xã hội những nội dung, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
'Cứu sinh mạng trẻ là vấn đề cần phải được ưu tiên', cần sự chung tay, vào cuộc và cam kết hiệu quả hơn nữa từ phía gia đình - nhà trường- xã hội để trẻ em thực sự được sống trong môi trường an toàn.
Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.
Hiện nay, nhiều trẻ em đã nổi tiếng từ rất sớm nhờ vào các ứng dụng mạng xã hội, có lượng fan hùng hậu, đem về cho cha mẹ nguồn thu nhập khổng lồ. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang ấy là những câu hỏi đầy trăn trở về quyền riêng tư, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ và ranh giới mong manh giữa việc khai thác hình ảnh và bóc lột sức lao động của con.
Vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng (Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng giữ trẻ em tại các cơ sở chăm sóc tập trung nhằm thu hút tài trợ, song việc nuôi dưỡng trẻ ra sao lại không được quản lý chặt chẽ.
Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng chỉ là giọt nước tràn ly, bởi trước đó đã xảy ra nhiều vụ bạo hành tương tự. Vậy, giải pháp nào để bảo vệ trẻ em?
Qua lời kể của bảo mẫu và các nhà hảo tâm, những sự thật bàng hoàng tại Mái ấm Hoa Hồng được hé lộ. Đằng sau những bức ảnh bày tỏ sự yêu thương, quan tâm các bé trên mạng xã hội là sự bạo hành, ngược đãi với các vết sẹo trên người con trẻ; phải ăn cơm chan nước tương, uống sữa hết hạn, có bệnh cũng không được đi khám...
Theo lãnh đạo Cục Trẻ em, hiện tại các cháu bé tại cơ sở mái ấm Hoa Hồng (TP. HCM) đã được đưa tới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập khác để chăm sóc và đảm bảo được an toàn…
Ngày 5/9, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ bạo hành trẻ em tại mái ấm Hoa Hồng ở quận 12, TPHCM.
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, phải có đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp mới phát hiện sớm sự việc như ở mái ấm Hoa Hồng.
Tất cả trẻ em cơ sở Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập ở TP. Hồ Chí Minh và đều an toàn.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vụ việc bạo lực trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP. HCM).
Có tình trạng cơ sở chăm sóc xã hội giữ trẻ lại để thu hút tài trợ của cộng đồng, không muốn chuyển trẻ em đi cơ sở khác khi quá tải và không muốn thực hiện quy định về chăm sóc trẻ em.
Dự kiến, 10 giờ sáng nay (5/9), Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) có thông tin về vụ nghi bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng.
Tối 30/8, quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình Tổng kết hoạt động hè và Tháng hành động vì trẻ em quận Hoàn Kiếm năm 2024; hướng tới Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Tháng 6, tháng có ngày Quốc tế Thiếu nhi cũng là tháng mà các em thiếu niên, nhi đồng bắt đầu kỳ nghỉ hè đầy sôi động. Đây cũng là tháng mà toàn xã hội dành cho các em nhiều sự quan tâm, chia sẻ. Vừa qua, UBND tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề 'Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em'. Các em thiếu nhi đại diện cho các bạn nhỏ trong tỉnh tham dự chương trình đã rất vui và hạnh phúc khi thấy được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể dành cho mình.
Hè về, trẻ em có nhiều thời gian tham gia môi trường internet, chơi games, xem clip… Bên cạnh những hoạt động tích cực như khai thác thông tin học tập, trẻ em cũng đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng, nhất là những em nhỏ chưa có ý thức bảo vệ mình.
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH), quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngay từ mỗi gia đình là giải pháp tốt nhất, giúp trẻ được sống trong môi trường an toàn.
Khác nhau về độ tuổi, giới tính, địa bàn sinh sống và có những trải nghiệm, tuổi thơ khác nhau..., nhưng với mỗi trẻ em, được chăm sóc, được yêu thương, được học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh là những điều các em xứng đáng được đón nhận. Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) và Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 với chủ đề 'Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em' càng nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là công việc thường xuyên và liên tục, toàn diện và lâu dài.
Với chủ đề 'Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em', Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 được các địa phương phát động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề của trẻ em...
Ngày 28-5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề 'Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em'.
Sau ngày 31/5, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.
Vấn đề bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng được quan tâm. Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần trang bị 'vaccine số cho trẻ em 3 trong 1'.
Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam tại cuộc tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UNICEF Việt Nam tổ chức ngày 29.3.
Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não, UBND quận Long Biên phối hợp Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội – Sở LĐTB&XH Hà Nội đến thăm hỏi, động viên gia đình tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Cục Trẻ em vừa có báo cáo nhanh vụ việc nam sinh lớp 8 bị đánh bị đánh đến chết não, do mâu thuẫn khi chơi bóng rổ.
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhận định: Vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng xâm hại trẻ em, nhất là bạo lực trong gia đình, bạo lực với trẻ em nhỏ tuổi, xâm hại trên môi trường mạng.
Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe của những nạn nhân của các vụ bạo lực, đồng thời làm xấu đi hình ảnh của ngành giáo dục.
Theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 15/12/2022 đến 14/10/2023, trên địa bàn cả nước, TNGT liên quan đến trẻ em (tuổi từ 6-18) xảy ra 881 vụ, trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan đến TNGT, làm chết 378 người, bị thương 658 người.
Theo thống kê năm 2020, vị thành niên chiếm khoảng 14,5% dân số Việt Nam, tương đương gần 14 triệu người từ 10 - 19 tuổi. Dù độ tuổi này được coi là giai đoạn khỏe mạnh của cuộc đời nhưng sức khỏe tâm thần kém là vấn đề đang được quan tâm.
Học sinh lớp 7 Trường Trung học cơ sở Đại Đồng (huyện Thạch Thất) - em học sinh trong video clip bị nhóm bạn đánh nhiều lần, hiện sức khỏe ổn định và đi học trở lại.
Ngày 28/11, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, em V.V.T.K, học lớp 7C Trường Trung học Cơ sở Đại Đồng (huyện Thạch Thất) đã đi học trở lại. Hiện sức khỏe và tâm lý của em ổn định, đã tham gia chơi thể thao với các bạn.
Vụ việc học sinh V.V.T.K, lớp 7C, Trường THCS Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị các bạn cùng khối đánh nhiều lần dẫn đến chấn thương tâm lý, hoảng loạn khiến dư luận băn khoăn. Điều đáng nói, khi vụ việc bị phát hiện, em K sau khi đi khám chữa bệnh quay trở lại trường học lại tiếp tục bị một bạn dọa đánh khiến em càng hoảng loạn, lo lắng, sợ đi học…