Theo báo cáo, KADI tính toán biên độ phá giá cho các nước như sau, Hàn Quốc là 10,57-82,83%; UAE: 29,42%; Malaysia; 13,45-29,01%; Singapore: 13,88-14,6% và Việt Nam: 11,4%.
Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, chậm nhất tháng 11/2024 sẽ có kết quả điều tra sơ bộ. Nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố gây thiệt hại đến ngành sản xuất thép cán nóng trong nước, Bộ Công thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, nếu kết quả điều tra sơ bộ thép cán nóng nhập khẩu hội tụ đầy đủ các yếu tố gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, thông qua chính sách thuế nhập khẩu tạm thời.
Bộ Công Thương đề nghị các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nắm bắt diễn biến vụ việc để chủ động ứng phó
Người trồng mía và doanh nghiệp sản xuất đường từng lao đao, phải thu hẹp hơn 50% diện tích trồng và nhà máy sản xuất vì không cạnh tranh được hàng giá rẻ từ bên ngoài tràn vào. Thế nhưng, sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) với sản phẩm nhập khẩu, ngành mía đường đã dần hồi sinh và cạnh tranh được với các thị trường trong khu vực.
Malaysia đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt thép dây (steel wire rods) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Việc sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững mà còn giúp doanh nghiệp xuất khẩu giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Đối mặt mối đe dọa từ thép Trung Quốc và căng thẳng bảo hộ trên toàn cầu với khả năng leo thang hơn nữa, liệu 'bức tranh' ngành thép Việt có cửa sáng hơn hay hay không trong thời gian tới vẫn đang là dấu hỏi. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng ứng phó tốt của các doanh nghiệp thép nội địa cũng như kết quả điều tra chống bán phá giá và áp lực của thép nhập khẩu giá rẻ được kỳ vọng sẽ giảm dần.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ hồ sơ đề nghị, thông báo khởi xướng và các hướng dẫn, quy định.
Theo Bộ Công thương, để bảo vệ thị trường trong nước, quyền lợi doanh nghiệp, đến nay, Việt Nam khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại. Hoạt động này góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Theo Cục Phòng vệ thương mại thu ngân sách hàng năm từ thuế phòng vệ thương mại đạt từ 1.200- 1.500 tỉ đồng.
Hàng hóa Việt Nam đang dần chiếm lòng tin người tiêu dùng thế giới, nhưng sản phẩm Việt cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Để giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, phối hợp với thương vụ trong việc bảo vệ lợi ích.
Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài là những ăng-ten của Việt Nam, cần nắm thông tin về tình hình kinh tế nước sở tại, cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) tại nước sở tại để cảnh báo từ sớm, từ xa.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các DN liên quan hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra để tránh bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ.
Ngày 30-9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9-2024 với chủ đề 'Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam'.
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công thương đã nhận được thông tin về việc Nam Phi chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) với lốp ô tô, xe buýt và xe tải có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô, xe buýt và xe tải có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong trường hợp Nam Phi có quyết định áp thuế chống bán phá giá.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong trường hợp Nam Phi có quyết định áp thuế CBPG.
Thép không gỉ cán nguội và hạt phụ gia trong ngành nhựa Việt Nam đang phải đối mặt với đề nghị điều tra CBPG/CTC của Thái Lan và Ấn Độ.
Bên cạnh mặt tích cực khi thị trường xuất khẩu phục hồi, đơn hàng nhiều hơn trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đang đối mặt với không ít thách thức do nhiều thị trường xuất khẩu thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).
Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) – Bộ Công thương cho biết, vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE). Sản phẩm Core của Việt Nam nằm trong số 10 nước bị điều tra.
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2024.
Liên quan tới đề nghị gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi, cơ quan điều tra đồng ý gia hạn thời gian trả lời bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan trên đến trước 17h00 ngày 13-10.
Bộ Công thương vừa ban hành quyết định rà soát việc áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía (mã vụ việc: AR01.AC02.AD13-AS01).
Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) mặt hàng xuất khẩu (XK).
Khu vực kinh tế trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt, song một số ngành xuất khẩu còn vướng các quy định 'éo le' trong nước, số khác đối mặt những thách thức ở thị trường nước ngoài.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá chống trợ cấp.
Ngày 14-8, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
Nhu cầu yếu, thị trường cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước nên dự báo sẽ còn nhiều khó khăn đối với ngành xi măng.
Đài Loan (Trung Quốc) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng và clanhke có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Đối mặt với áp lực này, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cục PVTM khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ hồ sơ yêu cầu, thông báo khởi xướng và các hướng dẫn, quy định liên quan.
Sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN, tuy nhiên thép Việt Nam cũng là mặt hàng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) từ nhiều quốc gia.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), DN bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu gửi kèm, hợp tác toàn diện với EC để cung cấp các thông tin, tài liệu theo đúng thể thức và thời hạn quy định.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cần chủ động xây dựng đề xuất nước thay thế.
Các bên liên quan nên đăng ký tham dự phiên điều trần để trình bày quan điểm, lập luận về vụ việc, lắng nghe ý kiến của các bên liên quan khác.
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) Bộ Công Thương cho biết, đã có Thông báo số 87⁄TB-PVTM về việc ban hành Bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc AD19. Theo đó, thời hạn trả lời Bản câu hỏi là 17h00 ngày 07 tháng 8 năm 2024 (theo giờ Hà Nội).
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của DN, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các DN sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan tiếp tục cập nhật diễn biến vụ việc.
Ngay sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cán nóng Trung Quốc, Ủy ban châu Âu (EC) đã 'soi' thép cán nóng có xuất xứ từ Việt Nam.
Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Indonesia sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc gia hạn biện pháp tự vệ theo đề xuất của nguyên đơn.
Các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi email từ DGI để cập nhật thông tin về địa chỉ và nền tảng truy cập của phiên điều trần.
Bộ Thương mại Mỹ đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 12/7, Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ.
Trong vụ việc CBPG, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là bên liên quan của vụ việc, cần tham gia hợp tác đầy đủ toàn diện để chứng minh không bán phá giá hoặc bán phá giá ở mức thấp (nếu có).
Dù có những tín hiệu tích cực xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp không được lơ là, chủ quan, mà phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) phát đi thông báo xác nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.
Trong nửa đầu năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta có nhiều khởi sắc, riêng xuất khẩu tăng 15,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh cũng đặt ra nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại gia tăng. Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm giảm rủi ro và tăng lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu.
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công thương cho biết, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (Cơ quan điều tra Hàn Quốc) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong thông báo khởi xướng, Cơ quan điều tra Hàn Quốc đã đề nghị các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu và hướng dẫn về việc cung cấp thông tin, thời hạn cung cấp thông tin cũng như các nội dung liên quan khác.