Hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc và hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và cả những nhà sản xuất phim. Những bộ phim khắc họa phẩm chất, sự hy sinh và tinh thần cống hiến của những người lính Cụ Hồ, dù trong thời chiến hay thời bình, luôn mang lại những cảm xúc đặc biệt.
Mặc dù hay bệnh tật nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Bền, sinh năm 1950, ở Ấp 8, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, phát huy tốt truyền thống, phẩm chất bộ đội Cụ Hồ. Trong cuộc sống, ông Bền không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước, sự hỗ trợ, giúp đỡ của địa phương, mà cố gắng lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Với mong muốn 'không để sự kiện lịch sử nào bị lãng quên'; đồng thời, với trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người lính Cụ Hồ, các cựu chiến binh phường Khương Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã tích cực tham gia giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ.
Sau 4 ngày tổ chức (từ 2 đến 5/12), Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), do Điện ảnh Quân đội nhân dân - Tổng cục Chính trị tổ chức, đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của bộ đội và nhân dân Thủ đô.
Sáng 5/12, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Di Linh tổ chức gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).
Những tác phẩm của nhà báo Lê Anh Thi (TP Hà Tĩnh) trưng bày tại triển lãm ảnh nghệ thuật là những khoảnh khắc đẹp, khắc họa rõ nét, làm đẹp thêm chân dung người lính Cụ Hồ.
Cựu chiến binh các cấp đã hiến gần 129.000 m2 đất mở rộng đường nông thôn; xây mới 374 cây cầu; vận động xây dựng 782 nhà nghĩa tình đồng đội, với số tiền hơn 65 tỷ đồng.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức vừa chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Bộ phim truyền hình (dự kiến dài 60 tập) 'Không thời gian', được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sẽ bắt đầu công chiếu trên khung 'giờ vàng' phim Việt VTV1 lúc 21 giờ, bắt đầu từ ngày 25/11 tới.
Đã từ lâu, danh xưng Bộ đội Cụ Hồ trở thành một cụm từ khắc sâu vào tâm trí, trái tim của mọi người dân Việt Nam. Vì sao vậy? Vì Cụ Hồ là biểu tượng cho phẩm giá Việt Nam, Người kết tụ những giá trị văn hóa cao đẹp, Người khai mở con đường cách mạng Việt Nam, nên việc Quân đội do Người sáng lập và những người lính được mang tên Người là niềm kiêu hãnh, tự hào như một lẽ đương nhiên. Danh xưng, danh hiệu đó thể hiện đầy đủ bản chất tốt đẹp, giá trị cao quý mà không phải đội quân nào trên thế giới cũng có được.
Bộ phim 'Không thời gian' có Mạnh Trường đóng nam chính, do bộ đôi đạo diễn Nguyễn Danh Dũng và Nguyễn Đức Hiếu thực hiện chuẩn bị lên sóng. Ê-kíp sản xuất nhận được sự cố vấn, hỗ trợ của Quân đội nhân dân Việt Nam để hoàn thành những cảnh quay khó và quy mô.
Ngoài giá trị vật chất, những ngôi nhà 'Nghĩa tình đồng đội' còn có ý nghĩa và giá trị tinh thần to lớn, tô thắm thêm tình đồng chí, đồng đội của cựu chiến binh Hải Dương - những người lính Cụ Hồ.
Những người lính Cụ Hồ, với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, đã ra trận mà không hề do dự, dù biết có thể không bao giờ trở về. Trong số những người anh hùng ấy, không ít người hy sinh khi chưa kịp để lại một tấm hình cho gia đình.
Dù sức khỏe hạn chế do mang trong mình các vết thương chiến tranh và tuổi đã cao, nhưng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông Vũ Văn Xuyến (thôn Hưng Đạo Tây, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) luôn cố gắng làm những việc có ích cho cộng đồng, quê hương, đặc biệt là quan tâm chăm lo cho những người yếu thế. Ông là tấm gương sáng về ý chí vượt khó và lòng nhân ái của người lính Cụ Hồ.
Dù chiến tranh và thời gian đã lấy đi nhiều thứ, nhưng không thể lấy được sức mạnh tinh thần của một người lính Cụ Hồ. Trở về sau chiến tranh với thương tật trên 81%, cựu chiến binh - thương binh Vũ Văn Xuyến ở xóm 8, thôn Hưng Đạo Tây, xã Đông Quang (Đông Hưng, Thái Bình) đã khởi đầu một hành trình mới - hành trình sống đầy nghị lực khiến ai biết ông cũng cảm phục, ngưỡng mộ.
Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố Lai Châu luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cái đẹp mang tên Bộ đội Cụ Hồ có từ quá khứ, hiển hiện trong cuộc sống hôm nay với những giá trị tinh thần to lớn, bền vững và sức lan tỏa rộng rãi. Đó là những vầng sáng có thực trong cuộc sống hôm nay. Mỗi việc tốt được làm nên từ phẩm chất, trí tuệ, tâm hồn của Bộ đội Cụ Hồ rất xứng đáng được ghi nhận. Tôi nghĩ rằng, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ sẽ có sức truyền cảm mạnh mẽ không chỉ trong Quân đội ta mà còn lan rộng ra trong cả nước và thế giới.
Sáng 22-10, Ban giám khảo Cuộc thi cấp toàn quốc tìm hiểu truyền thống '80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân' tiến hành họp, đánh giá các tác phẩm dự thi.
Trong sổ tay/nhật ký của những người lính Cụ Hồ tuổi đôi tám, đôi chín chúng tôi ngày ấy thường có chép lại những câu nói nổi tiếng của các lãnh tụ, nhà văn hóa, nhà cách mạng...
Khép lại 5 năm thực hiện phong trào thi đua 'Cựu chiến binh gương mẫu' giai đoạn 2019-2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Thanh Hóa được Ban Chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc. Đây là thành tích rất đáng phấn khởi, minh chứng cho ý chí, nghị lực và bản lĩnh của những người lính Cụ Hồ. Dù trên bất cứ mặt trận nào, họ luôn là những tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập và noi theo.
Phát huy những phẩm chất của người lính Cụ Hồ, các cựu chiến binh (CCB) Hà Tĩnh tiếp tục xung kích, thể hiện bản lĩnh trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Những ngày tháng Mười này, Hà Nội ngập tràn không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chính phủ kháng chiến của Cụ Hồ về tiếp quản Thủ đô. Trời như cũng chiều lòng người, một tiết thu không thể đẹp hơn khiến cho cảnh sắc càng rộn ràng, náo nức, hân hoan trong tưng bừng cờ hoa, rộn ràng trống hội. Và tiết thu dịu mát, se lạnh ấy cũng lại khiến không ít người Thủ đô nhớ tới một vùng đất, cách xa Hà Nội cả ngàn cây số, nhưng lại gắn bó, lại không thể không nhắc đến khi nói về những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua. Vùng đất mang cái tên đầy nghĩa tình: Lâm Hà.
Bằng tiếng nói, uy tín và trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện có hiệu quả phong trào 'CCB gương mẫu' giai đoạn 2019-2024. Đây là phong trào thi đua xuyên suốt nhằm phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trí tuệ và sức lực của CCB đối với sự phát triển chung của tỉnh.
Trên chiếc du thuyền vừa cập bến ở đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh), chúng tôi được chứng kiến màn cầu hôn lãng mạn của Thiếu tá Nguyễn Thanh Trung, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Dự bị động viên, Ban CHQS huyện Bình Liêu (Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh) với người thương Lê Thị Yến Nhi.
Tham gia chiến đấu tại chiến trường, mang trong mình thương tích nặng, người thương binh Nguyễn Thanh Hiền đang tiếp tục cuộc chiến xây dựng kinh tế. Đó là tấm gương một doanh nhân - thương binh nặng, người đã sống và lao động xứng đáng với bản chất lính Cụ Hồ.
Sau 14 ngày hỗ trợ khắc phục hậu quả của trận lũ quét kinh hoàng tại Làng Nủ, chiều 24/9, gần 400 cán bộ, chiến sĩ đã tạm biệt người dân để trở về đơn vị. Những người lính rời Làng Nủ trong vòng tay yêu thương và cảm xúc nghẹn ngào.
Abyei là vùng đất giao tranh giữa Sudan và Nam Sudan trong hơn 10 năm qua, là một khu vực bất ổn cả về an ninh và chính trị, một nơi mà mùa khô thì đất đai cằn cỗi nhưng đến mùa mưa thì đường sá lầy lội hoặc ngập lụt, không thể di chuyển được khiến cho kinh tế nơi đây không thể phát triển, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Trong suốt gần 2 tuần đến để giúp đỡ bà con vùng lũ Yên Bái chống chọi, khắc phục hậu quả sau lũ, màu xanh của các chiến sĩ bộ đội đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình, góc phố, nẻo đường của tỉnh Yên Bái.
Theo thông tin từ nhà thơ Lê Minh Quốc, sức khỏe nhạc sĩ, ca sĩ, NSND Thế Hiển hiện nguy kịch. Thế Hiển đang phải thở oxy, điều trị tại nhà và có bác sĩ riêng chăm sóc.
Trong mưa bão, những người lính Cụ Hồ xông pha vào từng con ngõ đang ngập để khuân vác đồ đạc, gia cố nhà cửa cho người dân; những gia đình có người cao tuổi, đau ốm, trẻ nhỏ đều được các chiến sĩ cõng trên vai, lội qua dòng nước lũ để đưa đến nơi an toàn. Những ngày gian khó ấy, ở những nơi nguy hiểm nhất, hình ảnh những người lính Cụ Hồ luôn đi đầu, không quản ngày đêm, bất chấp gian khó, hiểm nguy để đưa người dân chạy lũ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, tìm kiếm người bị nạn…
Thời gian qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hòa Tân, TP Cà Mau gương mẫu triển khai nhiều hoạt động thiết thực, với nhiều công trình, phần việc cụ thể, qua đó góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Ông Nguyễn Văn Thành (SN 1955) ở tổ dân phố Đình Giã, thị trấn Cao Thượng là Chi hội trưởng Chi hội Doanh nhân cựu chiến binh (CCB) huyện Tân Yên. Ông là tấm gương sáng về tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ hội viên hoàn cảnh khó khăn, người nghèo trên địa bàn.
Nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho người dân, trong đó có hội viên cựu chiến binh, người có công với cách mạng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã phối hợp với cán bộ tư pháp xã Bình Tân, huyện Phú Riềng đến từng thôn để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
'Bộ đội Cụ Hồ' là tên gọi trìu mến mà Nhân dân dành cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, bao gồm cả tình yêu thương, kính trọng hết mực dành cho người lãnh tụ vĩ đại của đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt hành trình 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam vẫn giữ trọn hình ảnh đẹp trong lòng dân.
Từ trước đến nay, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ là một trong những hình tượng trung tâm trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn.
Thế hệ chúng tôi may mắn sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Dù không được tận mắt chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, đau thương mất mát mà đồng bào, chiến sĩ ta phải gánh chịu nhưng qua lời kể, câu chuyện, thước phim… vẫn đủ sức lan tỏa, hun đúc thêm lòng yêu nước và sự kính trọng, tin yêu những người lính Cụ Hồ.
Hình ảnh Bác Hồ vừa vĩ đại, vừa giản dị và gần gũi nhân dân trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã gây ấn tượng mãnh liệt trong lòng nhạc sĩ Lưu Bách Thụ.
Dáng người mảnh khảnh, nhưng Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Thị Kiều (Y sĩ Bệnh xá, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ CHQS tỉnh) luôn thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm cao của một nữ quân nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Chị luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cấp trên tin tưởng, đánh giá cao.
Với ước mơ được khoác lên mình màu xanh áo lính, em Nguyễn Lê Tường Vy (ảnh, SN 2006), học sinh lớp 12A1, Trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu trong học tập và trúng tuyển vào Học viện Quân y. Tường Vy cũng là một trong 8 thí sinh trúng tuyển các trường, học viện quân đội năm 2024 của huyện Phú Riềng với tổng 27,34 điểm. Em đã trở thành tân sinh viên của Học viện Quân y.
Trong và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với chính sách Đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đại quan Triều Nguyễn đã ra Việt Bắc, đảm nhiệm cương vị mới trong Chính phủ kháng chiến như Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe…
Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.
Từ chiến trường trở về, mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh, nay tuổi cao, sức yếu nhưng các cựu chiến binh (CCB) vẫn luôn cố gắng cống hiến theo khả năng của mình. Người thì nỗ lực phát triển kinh tế, người tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện nhân đạo… Đó là những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ đã và đang được các CCB ở huyện biên giới Lộc Ninh gìn giữ và phát huy.
Nghề làm muối mang lại thu nhập thấp và bấp bênh cho nhiều người nhưng một diêm dân ở Bạc Liêu lại có thể 'bỏ túi' tiền tỉ từ nghề di sản của địa phương.
Tưởng chừng phải giải thể, nhưng nhờ sự năng động, sáng tạo, dám đương đầu với mọi khó khăn của người lính Cụ Hồ, cũng như sự hậu thuẫn của tập thể lãnh đạo xã Hàm Trí, trực tiếp là Hội Nông dân xã nên HTX dịch vụ nông nghiệp Sông Quao hồi sinh mạnh mẽ.
Trong suốt 80 năm qua, gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam là tinh thần anh dũng, sáng tạo, vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, xây dựng lực lượng đi từ không đến có, từ thô sơ đến từng bước hiện đại và hiện đại; cùng toàn dân đánh thắng những đội quân xâm lược nhà nghề hung bạo, giành độc lập cho dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Quân đội ta đã nhận được trọn vẹn niềm tin yêu của nhân dân.
Bằng tình cảm, trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, nhiều ngôi nhà 'Nghĩa tình đồng đội' dành cho những hội viên cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh còn khó khăn về nhà ở đã được xây dựng, sửa chữa, giúp họ ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
Trở về từ chiến trường, nhiều năm qua, các cựu Thanh niên xung phong tại tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Đặc biệt, nhiều cựu Thanh niên xung phong đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng và giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.