Chiều 21/7, Đoàn công tác Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh do Đại tá Vũ Văn Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 3 tại phường Hải Bình.
Theo dự báo, Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3. Theo đó, địa phương đang khẩn trương, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bão với tinh thần chủ động, không để bị động, bất ngờ, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Ngày 20/7/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Ngày 20/7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 05/CĐ-PCTT,TKCN&PTDS về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025.
Với hơn 102km bờ biển, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 26.500 lao động hoạt động trong ngành thủy sản. Để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển đạt hiệu quả kinh tế cao, tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng linh hoạt nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản và bảo đảm an toàn cho ngư dân. Thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ không chỉ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả, mà còn hình thành tư duy sản xuất hiện đại, bền vững hơn.
Phường Hải Bình không chỉ để lại dấu ấn về một bãi biển trong xanh, mà còn có những dư vị tươi ngọt của các loài hải sản. Hành trình giữ gìn, phát triển món ăn gắn liền với đời sống của ngư dân địa phương là câu chuyện đầy cảm hứng về sự cần cù và tình yêu quê hương.
Cảng cá Lạch Bạng bị bồi lắng trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng lớn đến tàu thuyền ngư dân đang được khẩn trương khơi thông, thanh thải đá ngầm.
Cảng cá Lạch Bạng bị bồi lắng trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng lớn đến tàu thuyền ngư dân.
Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá. Sự phân chia này không chỉ giúp việc khai thác hiệu quả hơn, mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gìn giữ sự trù phú của biển khơi.
Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, vươn khơi vào dịp đầu xuân mang ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho năm mới với mong muốn 'mưa thuận gió hòa', cá, tôm đầy thuyền. Vào những ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025, những con tàu của ngư dân vùng biển Quảng Xương, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn... đã vượt sóng, vươn khơi.
Vùng biển Thanh Hóa có diện tích hơn 17.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km với 5 cửa lạch lớn và những bãi bồi rộng hàng ngàn ha, thuận lợi để khai thác, nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Với mục tiêu sớm vươn lên thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn trong vành đai Vịnh Bắc bộ, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực phát huy tiềm năng, lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vùng quê miền biển xứ Thanh rực rỡ với đào, quất và những chuyến đi biển trở về đem theo tôm cá.
Trong hai ngày 10 và 11-1, Đoàn Đặc nhiệm Phòng chống tội phạm ma túy số 1, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn và Công an thị xã Nghi Sơn tổ chức chương trình thông tin tuyên truyền biển, đảo; tuyên truyền phòng, chống ma túy cho nhân dân, ngư dân và học sinh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tính đến cuối tháng 10, cả nước còn khoảng 7.000 tàu '3 không' (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Việc xóa các tàu cá '3 không' đang được các địa phương đẩy mạnh, đồng thời triển khai nhiều giải pháp để mọi ngư dân, chủ tàu đều chấp hành nghiêm các quy định về đánh bắt hải sản của Việt Nam, cũng như các quy định của luật pháp quốc tế, thực hiện khai thác hợp pháp, có trách nhiệm.
Để phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển cũng như nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong đó có nhiệm vụ điều tra, quan trắc tài nguyên môi trường biển và hải đảo nhằm đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như hiện trạng tài nguyên và môi trường biển và hải đảo của tỉnh.
Mùa mưa bão 2024 đến muộn hơn so với nhiều năm, nên những tháng cuối năm, tình hình vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vẫn đang được các tỉnh và các đơn vị liên quan quan tâm, nhất là trong những đợt bão lớn.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và Kế hoạch số 294-KH/BDVTU ngày 16/9/2024 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về việc tuyên truyền, vận động cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trong 2 ngày (23, 24/9), Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cao điểm về chống khai thác IUU cho các chủ tàu, ngư dân khai thác đánh bắt thủy, hải sản tại 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển.
Suốt chặng đường 79 năm đồng hành cùng đất nước, TTXVN không ngừng lớn mạnh và phát triển, là tổ hợp truyền thông quốc gia hiện đại, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực và quốc tế....
Gần 7 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) ra cảnh báo 'thẻ vàng' với ngành khai khác hải sản của Việt Nam, cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cấp bách và quyết liệt xử lý vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý nghiêm vi phạm để công tác chống khai thác IUU đạt hiệu quả, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, giúp Việt Nam sớm gỡ 'thẻ vàng'.
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực tại Thanh Hóa có mưa to, gió giật mạnh gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản cho người dân.
Chiều 6-9, đoàn công tác của Quân khu 4 do Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại tỉnh Thanh Hóa.
Đầu tư sơ sài, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thế nhưng những cầu cảng, bến tàu tự phát dọc tuyến kênh De thuộc địa phận xã Hải Lộc (Hậu Lộc) và sông Bạng thuộc phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn lại đang thu hút lượng lớn tàu thuyền về neo đậu, bốc dỡ hàng hóa.
Chiều 14/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo chuẩn bị Dự án 'Phát triển thủy sản bền vững' vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhiều năm trở lại đây, tại khu vực cửa Lạch Bạng xuất hiện hàng trăm lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, bãi nuôi ngao tự phát của người dân các phường Hải Thanh, Bình Minh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Các lồng bè cá tự phát không chỉ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường biển mà còn tiềm ẩn rủi ro, gây cản trở luồng lạch cho các tàu cá vào, ra khu neo đậu.
Thanh Hóa là một trong những địa phương có nhiều cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá, hệ thống cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng cho các nhà máy tại Khu Kinh tế Nghi Sơn... Hệ thống cảng biển, cảng cá đã và đang tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tài nguyên biển.
Nghề nuôi cá lồng trên vịnh Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) từng đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cuộc sống cho hàng trăm hộ dân. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, người nuôi cá đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí phải bỏ nghề khi số lồng bè trở nên quá tải, môi trường nước trong vịnh bị ô nhiễm nghiêm trọng…
Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, thông báo danh sách 306 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và đưa 80 tàu ra khỏi danh sách có nguy cơ vi phạm.
Nơi cực Nam xứ Thanh, bên cạnh những góc bình yên, mộc mạc đến dung dị của một Lạch Bạng với không gian văn hóa riêng đã được định hình là sự nhộn nhịp của Khu Kinh tế Nghi Sơn sầm uất đang từng ngày vươn mình phát triển...
Với vị trí thuận lợi, là khu vực kín gió, môi trường nước ổn định cho phát triển nghề nuôi cá lồng nên đã có một thời nghề này đem lại cho bà con các địa phương ven biển thị xã Nghi Sơn nguồn thu nhập cao, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề này đang trở thành nỗi lo, thậm chí gánh nặng với không ít hộ dân.
Theo Ban Quản lý cảng cá Thanh Hóa, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý dứt điểm tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Bạng theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Không chỉ tình trạng bồi lắng, việc hàng trăm lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, bãi nuôi ngao tự phát của người dân các phường Hải Thanh, Bình Minh (thị xã Nghi Sơn) thuộc khu vực sông Lạch Bạng và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng đang dấy lên mối lo ngại trước mùa mưa bão.
Thời gian qua, Thanh Hóa đã tập trung quản lý tốt đội tàu, duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) và quản lý tốt sản lượng hải sản qua cảng...
Với chiều dài 102km bờ biển, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có vùng biển đảo và ven biển dài, rộng cùng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Đây vừa là điều kiện để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là trong khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản, vừa là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, vùng biển đảo và ven biển của tỉnh đang đứng trước những thách thức về môi trường và cạn kiệt tài nguyên, cần những giải pháp cấp thiết cũng như lâu dài nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày nên dự ước nhu cầu sử dụng hải sản của thị trường tăng mạnh, giá thành cũng tăng so với những ngày thường. Do đó, ngư dân xứ Thanh vẫn ngày ngày bám biển, để nâng cao hiệu quả kinh tế và đáp ứng được nhu cầu về hải sản tươi, ngon của thị trường.
Thanh Hóa đang từng bước tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong khai thác thủy hải sản để phát triển kinh tế biển, mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân.
Thanh Hóa có 3 cảng cá đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công bố là cảng cá loại II gồm Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn), Cảng cá Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn). Do được đầu tư từ lâu, đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp, luồng lạch bị bồi lắng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ra vào neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, cũng như tránh trú bão của tàu thuyền.
Dự kiến tháng 6/2024, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra thực tế lần thứ 5 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), để xem xét gỡ cảnh báo 'Thẻ vàng' đối với thủy sản Việt Nam. Thanh Hóa được dự báo là một trong những địa phương trọng điểm tại đợt thanh tra này.
Ngày 12/3, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) Cao Văn Cường cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chống khai thác IUU trên địa bàn thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký và ban hành Quyết định số 857/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng cá Lạch Bạng và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại phường Hải Thanh và phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn.
Ngày 24/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cùng các thành viên đoàn công tác Trung ương làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU và công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
Ngày 24/2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU và công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
Triển khai chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững, trong nửa đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đánh giá tác động môi trường... Từ tháng 6/2024, Bộ và các địa phương tham gia dự án sẽ phối hợp đàm phán với WB, dự kiến ký Hiệp định vào tháng 9/2024…
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, thanh thải đá ngầm luồng tàu, khu vực cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn) trong phạm vi luồng tuyến của tỉnh quản lý với chiều dài hơn 2km.
Với địa thế là nơi kín gió, kín sóng, môi trường nước ổn định, lại ít bị mưa bão đe dọa, các xã ven biển thị xã Nghi Sơn là nơi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa phát triển nghề nuôi cá đặc sản bằng lồng trên biển.
Do nhiều năm chưa được nạo vét nên luồng lạch vào các cảng cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hầu hết đều bị bồi lắng, gây khó khăn cho việc ra vào cảng của các phương tiện tàu thuyền của ngư dân.
Khi bình minh vừa ló rạng, tại Cảng cá Lạch Bạng đã nhộn nhịp, tấp nập với hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân nối đuôi nhau cập cảng mang theo nhiều hải sản sau những ngày lênh đênh trên sóng biển. Trên bờ, tiếng người mua bán í ới, tất bật với đủ công việc từ khiêng vác, gồng gánh cá, tôm, rồi phân loại...
Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường (TN&MT) biển, nhiều năm qua Sở TN&MT đã chủ động và phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.