Thời điểm này, các cơ sở chế biến hải sản ở Hà Tĩnh đang tích cực thu mua hải sản, tăng công suất sản xuất nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ thị trường cuối năm.
Với quan niệm 'còn sức khỏe là còn lao động', ông Dương Văn Tác, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) không ngừng nỗ lực trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Không chỉ là gương điển hình trong phát triển kinh tế, ông Tác còn được mọi người biết đến là một hội viên gương mẫu trong các phong trào thi đua của Hội Người cao tuổi tại địa phương.
Chúng tôi về vùng biển Hải Hòa, Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) vào những ngày đầu tháng 11. Những con thuyền nằm dài sau những ngày vươn khơi, bám biển; vị mặn mòi của biển cả, của hương vị mắm ở những cơ sở sản xuất nước mắm gia truyền lan tỏa; những đứa trẻ chơi đá bóng ngay bờ biển... là những điều thú vị mà chúng tôi cảm nhận khi đứng ở đây.
Vụ tranh chấp thương hiệu liên quan đến mắm Dì Cẩn tại Đà Nẵng vẫn đang diễn ra với nhiều tình tiết rắc rối trong mối quan hệ thật sự giữa ông Trương Thành Nam và bà Nguyễn Thị Cẩn.
Cà phê mắm đang là món đồ uống thu hút sự quan tâm trong giới trẻ bởi sự mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên, thực tế cà phê nước mắm là món đồ uống có tuổi đời 'thâm niên' tại Việt Nam.
Sau hơn 5 năm triển khai đồng bộ ở các địa phương, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) khu vực Tây Nam Bộ đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
Lễ hội Nước mắm truyền thống đầu tiên tại TPHCM với hơn 150 gian hàng từ khắp các vùng miền trong nước sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 27/10 tại thương xá Tax (cũ), 141 Nguyễn Huệ, Quận 1.
Với sự đầu tư chỉnh chu về chất lượng, có hương vị đậm đà, thơm ngon, sản phẩm nước mắm Thiên Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã được công nhận OCOP 3 sao.
Hội Nông dân tỉnh tham gia phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 24-25/8.
Năm 2023, giá trị sản xuất CNTTCN trên địa bàn ước đạt 1.294,8 tỉ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Với kết quả đạt được, có thể khẳng định, trong cơ cấu nền kinh tế của Vĩnh Linh CN - TTCN ngày càng chiếm ưu thế.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn huyện Mộ Đức.
Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Đảng bộ phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn) đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện mạo phường ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt.
Đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho nghề sản xuất nước mắm tại các địa phương.
Có bề dày lịch sử hơn 200 năm, nước mắm Phú Quốc không chỉ chinh phục được thị trường trong nước, khu vực Châu Á mà còn tự tin có mặt tại những yến tiệc xa hoa bên trời Tây. Người dân Phú Quốc tự hào với miền di sản mang tên... nước mắm.
Từng vào sinh ra tử trên chiến trường, trở về cuộc sống đời thường, nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã xung kích đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế. Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và khẳng định mình bằng những mô hình kinh tế hiệu quả, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sinh ra tại làng chài nghèo khó Quảng Vinh (TP Sầm Sơn), 15 tuổi ông Văn Đình Tâm đã tham gia thanh niên xung phong. Đến khi tròn 19 tuổi, ông lập gia đình, rồi 2 tháng sau lên đường nhập ngũ (năm 1973). Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường B2 (miền Đông Nam bộ), chiến dịch biên giới Tây Nam, rồi qua Campuchia... những mặt trận ác liệt đã khiến ông phải bỏ lại một phần máu xương. Để rồi, năm 1979, vì lý do sức khỏe, ông xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục theo nghề chài lưới trên biển.
Mới đây, nước mắm Nam Ô được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Từ ngày 5 đến ngày 7/7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức đoàn khảo sát, kết nối sản phẩm các doanh nghiệp An Giang đến TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hội Nông dân (HND) tỉnh trong sáu tháng đầu năm nay đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản.
Ninh Thuận đang đẩy mạnh quảng bá, kết nối các sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, các chuỗi cửa hàng, gắn kết với hoạt động du lịch.
Chiều 27/6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn thị xã Nghi Sơn và TP Thanh Hóa.
Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) không chỉ nâng tầm nhiều loại nông sản, đặc sản địa phương mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo chuỗi liên kết. Tuy nhiên, việc công nhận sản phẩm OCOP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. LỢI ÍCH CỦA 'SAO OCOP'
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 154/238 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP do phụ nữ làm chủ (tỷ lệ 65%), góp phần cùng các cấp, ngành phấn đấu thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Xác định việc xúc tiến thương mại (XTTM) là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, ngành công thương đã triển khai nhiều giải pháp XTTM để khẳng định vị thế hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm địa phương và khơi thông thị trường.
Phát huy tinh thần 'Tuổi cao, gương sáng', cán bộ, hội viên người cao tuổi (NCT) trong tỉnh luôn gương mẫu trong các phong trào thi đua; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cùng với sự phục hồi của sản xuất công nghiệp, từ cuối năm 2023, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn cũng ghi nhận những tín hiệu sản xuất và tiêu thụ tích cực. Bước sang năm 2024, nhiều sản phẩm tiếp tục được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn; các chương trình hỗ trợ mở rộng thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm cũng đang được tổ chức rộng rãi là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội 2024 là cơ hội lớn để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống, tiêu biểu.
Ra đời từ hàng trăm năm qua và ngày càng phát triển, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Năm 2012, tỉnh Quảng Trị đã công nhận làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy, qua đó tạo động lực để làng nghề vươn xa. Bên cạnh việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, người dân Mỹ Thủy còn luôn chú trọng việc sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) để giữ vững thương hiệu nước mắm quê nhà.
Hướng đến nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc trưng, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian qua, nhiều địa phương, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã chủ động đầu tư cũng như nhận được sự hỗ trợ để triển khai sơ chế, chế biến sâu nông sản. Từ đó góp phần bảo quản tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng, mở rộng tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh tế cho nhiều loại nông sản.
Trải qua hơn 20 năm lăn lộn ở miền Nam với nhiều nghề để mưu sinh, anh Phan Thanh Bình (40 tuổi), quyết định trở về quê nhà ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng lập nghiệp với mô hình sản xuất chai nhựa pet. Nhờ cần cù, chịu khó lại nhạy bén với thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng mà đến nay, anh đã xây dựng được mô hình sản xuất mang lại thu nhập khá cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Qua thanh tra phát hiện, Công ty CP Thuận Phát Gành Hào có 3 hành vi sai phạm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 550 triệu đồng và buộc phải khắc phục hậu quả.
Ngày 5/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 550 triệu đồng đối với Công ty CP Thuận Phát Gành Hào (ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), do để xảy ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư, đất đai và xây dựng.
Bất cân xứng thông tin trên thị trường nước mắm là thất bại thị trường, đòi hỏi bàn tay can thiệp của Nhà nước.