Ông Nguyễn Ngọc Phước được cấp bằng Tiến sĩ năm 2014, ngành: Thủy sản, chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản tại Đại học Stirling, Scotland, Vương quốc Anh.
Quảng Trị là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền Trung có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh trên 1.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 650 ha. Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi, tạo ra sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó con tôm là một trong 2 đối tượng con nuôi được quan tâm hỗ trợ đầu tư, ưu tiên phát triển.
Từ năm 2013, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957) nông dân xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã thành công khi áp dụng công nghệ Biofloc (công nghệ làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh) vào nuôi tôm thẻ chân trắng.
Ngày 13/11, tại Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo giới thiệu tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản.
Ngày 5-11, tại Nha Trang, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình công nghệ sinh học lĩnh vực di truyền chọn giống, công nghệ nuôi, môi trường và dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2008 - 2020.
Năm 2020, diện tích nuôi thủy sản của Cần Thơ đạt 9.000 ha, sản lượng 224.000 tấn (tăng 10% so với năm 2016), trong đó cá tra chiếm khoảng 80%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học công nghệ đã có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp.
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ba chàng trai trẻ cùng chung ý tưởng khi chọn con tôm để khởi nghiệp. Mới đây, dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của 3 bạn trẻ đã lọt vào Chung kết cuộc thi 'Thanh niên nông thôn khởi nghiệp sáng tạo' do Trung ương Đoàn tổ chức.
Sau các phần thi bán kết ở cả ba miền đất nước, Cuộc thi 'Dự án sáng tạo khởi nghiệp thanh niên nông thôn' lần thứ III với phần thưởng lên tới hàng tỷ đồng đã tìm được 30 ứng viên tiêu biểu nhất để tranh tài tại vòng chung kết. Phần lớn các sản phẩm đều ứng dụng công nghệ cao như đồ gia dụng từ cây chuối, mật hoa dừa.
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, mặc dù là địa phương 'đi sau' nhưng Quảng Ninh đã 'về đích' trước trong việc áp dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn.
Theo Sở Nông nghiệp Kiên Giang, thực hiện tái cơ cấu ngành, tỉnh xác định 16 danh mục sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực để tập trung đầu tư phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước mặn lợ, nước ngọt, chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong 5 năm trở lại đây, mặc dù diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Bắc Ninh giảm nhẹ nhưng sản lượng vẫn duy trì ổn định, tăng trưởng đều qua từng năm. Ðể có được kết quả trên, các hộ nuôi thủy sản đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có các chính sách hỗ trợ 167 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Tỉnh ứng dụng tiến bộ công nghệ trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Mục tiêu năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh Long An là hơn 6.800 ha (200 ha nuôi theo công nghệ cao), sản lượng đạt trên 15.000 tấn với giá trị đạt trên 1.180 tỷ đồng.
Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa có Báo cáo số 43/BC-CCTS về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực thủy sản.
Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa), với 10 thành viên, đang triển khai nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ biofloc, công nghệ semi biofloc trên diện tích khoảng 10ha.
Những ngày này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang gấp rút hoàn thành việc cải tạo ao hồ, làm sạch môi trường ao nuôi, tu sửa đê bao và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho việc thả giống tôm. Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của người nuôi cho vụ nuôi, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương cũng đang đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, quan trắc, cảnh báo môi trường, khuyến cáo lịch thời vụ… nhằm hướng tới một vụ nuôi có hiệu quả cao.
Nhiều năm nay, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện ven biển Kim Sơn vì không chỉ đem lại thu nhập cao còn giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động địa phương ở những xã bãi ngang. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm thẻ chân trắng qua đông trong hệ thống ao phủ bạt đã mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm của tỉnh Ninh Bình, góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ tham gia.