Với thông điệp 'Lan tỏa yêu thương, sẻ chia khó khăn', trong những ngày đầu tháng 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Phụ nữ Từ thiện TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, mang đến niềm vui, tiếp thêm động lực cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Tỉnh Cà Mau đang khẩn trương để sắp xếp bộ máy tổ chức, các điều kiện để cấp xã sau hợp nhất chính thức hoạt động theo thời gian ấn định từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Bên cạnh bộ máy mới, đội ngũ nhân lực mới, các điều kiện phục vụ cho hoạt động thì việc ổn định tư tưởng, xác định tâm thế cống hiến, phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Với đặc thù là vùng đất có 3 mặt giáp biển, Cà Mau sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo, với rừng ngập mặn Mũi Cà Mau rộng lớn, ngày đêm vươn mình ra biển, kết hợp rừng ngập ngọt U Minh Hạ xanh ngát bạt ngàn, trở thành khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với nguồn tài nguyên phong phú đã tạo tiền đề cho Cà Mau phát triển sản phẩm du lịch sinh thái xanh, du lịch cộng đồng gắn với phát triển các loại hình du lịch dịch vụ biển, đảo; du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng...
Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.
Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.
Năm 2025, huyện Thới Bình tiếp tục phát huy tiềm năng du lịch, trong đó tập trung du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Mục tiêu cụ thể là phát triển thí điểm tuyến du lịch cộng đồng kết hợp du lịch trải nghiệm tại xã Biển Bạch Ðông và mô hình du lịch tại xã Trí Lực.
'Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài', ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện ủy Thới Bình, khẳng định.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.
Huyện Thới Bình được xem là 'thủ phủ tôm càng xanh' của tỉnh. Những ngày này, nông dân bắt tay thu hoạch rộ vụ tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Rôm rả tiếng nói cười, nhà nông phấn khởi khi được mùa, được giá, có thu nhập đón Tết ấm no, sung túc.
Chăm sóc người khuyết tật (NKT) và nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) không chỉ cần có tình yêu thương và sự quan tâm, mà còn cần được trang bị các kỹ năng chăm sóc đúng cách.
Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.
Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.
Hiện tỉnh Cà Mau có trên 37 ngàn người khuyết tật (NKT), trong đó gần 34 ngàn người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ NKT cải thiện cuộc sống, tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội.
Tiếp tục triển khai thực hiện Ðề án phát triển du lịch trên địa bàn, huyện Thới Bình xuất hiện nhiều điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch khắp nơi đến tham quan, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm du lịch nông thôn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Kênh Kiểm là một nhánh rẽ của kênh xáng Chắc Băng, dài 4 km, đi qua địa phận các xã: Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Ðông của huyện Thới Bình. Dòng Kênh Kiểm hiền hòa chứng kiến bao giai đoạn lịch sử và sự đổi mới quê hương.
Với nhiều giải pháp và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, cùng ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan, hộ nghèo giảm qua từng năm.
Dù ở thành thị hay nông thôn, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Phụ nữ không chỉ đồng hành cùng nam giới trong lao động, sản xuất, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái; mà còn giữ vị trí nhất định trong xã hội.
Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.
Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: 'Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ'.
Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến 'thị sát' thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.
Bà Trần Cẩm Ðạt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, cho biết: 'Xã có 10 chi hội ấp, với 2.335 hội viên. Những mô hình đang triển khai giúp chị em có việc làm đạt hiệu quả cao, do vậy, chị em đến với Hội ngày một đông hơn'.
Thời gian qua, huyện Thới Bình xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các phong trào của hội. Ðiển hình như CCB Huỳnh Văn Thanh ở ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Ðông.
Thành lập với mục đích hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ trong đời sống kinh tế, 'Quỹ Tình thương' đã tạo động lực cho nhiều chị em xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.
Cà Mau là địa phương có 2 hệ sinh thái rừng đặc trưng, đó là rừng ngập mặn (hay gọi là rừng đước) và rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh Hạ) vô cùng phong phú. Thiên nhiên hoang dã, môi trường trong lành nên có rất nhiều loài chim, cò, thú rừng về đây trú ngụ và sinh sản, đặc biệt là các loài chim.
Chiến dịch 'Hoa phượng đỏ' là một trong những hoạt động quan trọng của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Lực lượng tham gia là học sinh, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ), thời gian qua, bằng nhiều giải pháp thiết thực, tỉnh Cà Mau đã kết nối, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh mạnh dạn ủng hộ người thân trong độ tuổi lao động tham gia XKLÐ, với mong muốn tìm kiếm công việc phù hợp năng lực, tăng nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.
Bằng nhiều cách làm linh hoạt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, từng bước hỗ trợ chị em có được cơ hội phát triển kinh tế. Ðặc biệt, các chị quan tâm rà soát từng hoàn cảnh cụ thể, kịp thời trợ lực từ nhiều chương trình khởi nghiệp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: 'Thời gian qua, phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' trên địa bàn huyện được triển khai rộng khắp. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, ngày càng thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của người dân trong thực hiện phong trào'.
Năm 2024, huyện Thới Bình chú trọng công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT), nhất là tuyên truyền, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 ổ dịch dại trên động vật ở các huyện Ngọc Hiển, Ðầm Dơi và TP Cà Mau. Tập quán nuôi chó thả rông; ý thức còn chủ quan của người dân, một số trường hợp khi bị chó cắn không tiêm phòng vắc xin bệnh dại; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi đạt thấp, là nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp xuất hiện ổ bệnh dại, tử vong ở người.
Huyện Thới Bình phấn đấu đến cuối năm nay có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, đạt chuẩn huyện NTM. Bên cạnh đó, các xã được khắc phục, củng cố đạt tiêu chí NTM bị rớt chuẩn, đạt 19/19 tiêu chí/xã. Ðể hoàn thành các mục tiêu quan trọng này, địa phương dự kiến cần nguồn vốn hơn 426 tỷ đồng.
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT), thời gian qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình phối hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn triển khai phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường.
Những năm qua, với sự quan tâm chăm lo của Ðảng và Nhà nước, đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Thới Bình ngày càng được cải thiện. Ðặc biệt, nhiều hộ tự thân vượt khó vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện đóng góp cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM).
Trong năm 2023, nông dân huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.
Tại huyện Thới Bình, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã và đang được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở. Nhờ đó, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng khi đến các cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng cao.
Trên đồng đất huyện Thới Bình những ngày sau Tết, nông dân lại tất bật chăm sóc hoa màu các loại, như: dưa, cà, rau cải... Ðây là mô hình hiệu quả nâng cao thu nhập cho nhiều hộ lúc nông nhàn.
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao; gia tăng hiệu quả phong trào 'Xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp', là một trong nhiều mục tiêu quan trọng huyện Thới Bình đặt ra để thực hiện tiêu chí môi trường.
Tết này, niềm vui của gia đình ông Trần Văn Hào, thương binh 3/4, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, như được nhân lên khi lúa trúng mùa, trúng giá và được bà Trần Hồng Thắm, người con quê hương lập nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu trở về tài trợ hơn 50 triệu đồng cho gia đình xây cất căn nhà Tình nghĩa khang trang.
Khi gió bấc bắt đầu se lạnh, hoa tràm tỏa ngát hương thơm dẫn dụ đàn ong đến hút mật, những cánh đồng lúa đông xuân vừa thu hoạch còn mùi rơm rạ, đây cũng là lúc vào mùa nước rọt, người dân đặt trúm, lọp, lờ... bắt những con cá vào sông rạch, đìa, bàu.
Kinh tế nông nghiệp tỉnh Cà Mau tiếp tục trên đà phát triển, khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều hạn chế, khó khăn, cần có cú huých sâu hơn để tạo bước đột phá, nâng cao đời sống người dân.
Tháng Chạp, gió chướng rao ngọn, trong hơi xuân đang về cũng là lúc bà con thu hoạch vụ lúa mùa phơi đầy sân, bắt tay sản xuất vụ cá khô, chuối khô, tôm khô, bánh phồng... với phong phú đặc sản phơi đầy giàn, tạo nên những nét chấm phá sinh động cho bức tranh cuộc sống nhà nông dịp Tết đến, xuân về.
Mùa khô năm nay đến sớm, độ mặn trên các sông rạch tăng nhanh, là điều kiện thuận lợi để người dân huyện Thới Bình chủ động thả nuôi tôm; tập trung nhiều ở các xã: Biển Bạch Ðông, Tân Bằng và Biển Bạch.
Những ngày cuối năm, tiết trời se lạnh, ông Lê Danh Cương (Hai Cương, ngụ Phường 1, TP Cà Mau) đem trăn bạch đột biến thuần dưỡng ra tắm nắng và cùng luận bàn chuyện thuần hóa trăn hoang dã thành vật nuôi kinh tế trong nhà với mấy ông bạn hưu trí. Ông cười xòa: 'Nó được thuần dưỡng nên hiền lắm! Chú trăn này đã 3 năm tuổi, mùa sinh sản của nó là từ tháng Mười âm lịch đến tháng Tư năm sau. Nó đã đẻ được 1 lứa hơn chục con'.
Trong năm 2024, để hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, huyện Thới Bình ước cần số tiền gần 1 ngàn tỷ đồng. Huyện phấn đấu đến quý II trình hồ sơ thẩm định 2 xã (Trí Lực và Trí Phải) đạt chuẩn xã NTM nâng cao và đến quý IV trình hồ sơ thẩm định 2 xã (Tân Lộc và Biển Bạch Ðông). Tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Thới Bình đạt chuẩn huyện NTM năm 2024.
Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: 'Những năm qua, huyện chỉ đạo ngành chức năng tập trung hướng dẫn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày trên đất nuôi tôm, được đông đảo người dân hưởng ứng thực hiện và sản xuất đạt hiệu quả trong vụ mùa năm nay'.
Phát triển hạ tầng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính kết nối hiệu quả, phát triển hài hòa giữa các địa phương... là một trong những mục tiêu quan trọng mà huyện Thới Bình hướng đến.
Thời gian qua, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) để quảng bá sản phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt, là phương thức đổi mới sáng tạo, có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mô hình lúa - tôm càng xanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, trên cùng diện tích mà 1 năm nuôi được 4 vụ tôm càng xanh như ông Trần Văn Bình (ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) là rất đáng nể. Bởi theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Bạch Ðông, đa phần người dân nuôi 1 vụ tôm càng xanh/năm, có hộ nuôi thêm đợt trái vụ là tối đa 2 vụ/năm. Riêng ông Bình nuôi thành công 4 vụ/năm, duy trì hiệu quả từ năm 2022 đến nay. Ðặc biệt, trong đó có đến 3 vụ thu hoạch trái vụ, giúp gia đình bán tôm giá cao.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/Dioxin, làm hủy hoại môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hàng triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần, người sinh ra bị mù mắt, gù lưng, bại não, chân tay dị tật..., cuộc sống vô cùng khó khăn.
Bằng nhiều việc làm thiết thực, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện Thới Bình đã góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và bảo vệ môi trường tại cơ sở, chung sức cùng địa phương nâng chất tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.
Vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc thi 'Mô hình Sáng - Xanh - Sạch - Ðẹp', thực hiện nếp sống văn hóa trong phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'. Theo đó, Chi bộ và chính quyền cùng Nhân dân ấp Phước Hòa, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình đăng ký tham gia cuộc thi và đoạt giải A toàn tỉnh.