Ngày 23/1, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông Filippo Grandi đã kêu gọi đảm bảo việc hồi hương bền vững cho người tị nạn Syria sau khi cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Trung Đông năm 2024 tiếp tục là điểm nóng xung đột của thế giới với cuộc chiến dai dẳng tại Dải Gaza, giao tranh diễn biến ác liệt tại Lebanon, lần đầu tiên Israel và Iran công khai tấn công trực tiếp lẫn nhau, chiến sự bất ngờ bùng phát trở lại ở Syria kéo theo sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cuộc xung đột đã lan rộng ra khu vực, khiến 'chảo lửa' Trung Đông càng sôi sục.
Các tàu ngầm tấn công quan trọng của Nga có thể phải rút khỏi biển Địa Trung Hải sau khi chính phủ mới của Syria chấm dứt hợp đồng cho Nga thuê căn cứ hải quân ở cảng Tartus.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas hi vọng cuộc họp Ngoại trưởng châu Âu ngày 27/1 tại Brussels sẽ thông qua thỏa thuận nới lỏng lệnh trừng phạt với Syria.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 22/1, người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền chuyển tiếp tại Syria ông Asaad Al-Shaibani kêu gọi các cường quốc phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, gọi đây là 'chìa khóa' để khôi phục sự ổn định ở quốc gia Trung Đông bị xung đột tàn phá này.
Tòa án cáo buộc ông al-Assad phải chịu trách nhiệm với tư cách là 'Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang' trong vụ ném bom tại thành phố Daraa của Syria năm 2017, khiến một thường dân thiệt mạng.
Trong ngày 20/1, chính quyền lâm thời ở Syria có các động thái khác biệt với hai quốc gia có ảnh hưởng quan trọng tại quốc gia Trung Đông này là Nga và Mỹ.
Nước Mỹ chào đón sự trở lại của Tổng thống Donald Trump và nhiệm kỳ thứ hai của ông bắt đầu trong bối cảnh toàn cầu rất khác so với nhiệm kỳ đầu tiên với rất nhiều thách thức đối ngoại chờ ông giải quyết.
Chính quyền mới của Syria đã cấm tất cả hàng hóa của Nga, Iran và Israel vào nước này theo một sắc lệnh mới do Bộ trưởng Tài chính nước này ban hành.
Hôm 19/1, Reuters đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian đã thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước bằng cách ký kết quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, một động thái khiến phương Tây lo ngại.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 17/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố gói viện trợ 235 triệu euro của Liên minh châu Âu (EU) cho Syria và các nước láng giềng, trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao EU tới quốc gia Trung Đông này kể từ khi Tổng thống Bashar Al-Assad bị lật đổ.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian hôm nay (17/1) đã đến Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Putin và ký kết hiệp ước đối tác chiến lược liên quan đến hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn, động thái có thể khiến phương Tây lo ngại.
Liên minh Châu Âu (EU) đang xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Syria, bao gồm các hạn chế đối với lĩnh vực dầu khí của nước này sau khi cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ một tháng trước.
Ngày 8/12/2024 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Syria khi Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước để lực lượng đối lập tiến vào thủ đô Damascus sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền của gia đình ông. Sự kiện này mở ra một chương mới cho Syria, đồng thời tạo cơ hội cho cộng đồng quốc tế - đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) - tham gia định hình tương lai của quốc gia này.
Một cuộc tấn công của Israel vào mục tiêu quân sự thuộc chính quyền mới của Syria vào hôm qua (15/1) đã khiến 3 người thiệt mạng.
Ngày 15/1, quân đội Israel xác nhận, kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12/2024 đến nay, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tịch thu được trên 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Lực lượng Vũ trang Syria.
'Đây là cơ hội để thay đổi cơ bản hướng đi của Syria, biến nơi này thành một quốc gia ổn định trong khu vực – chứ không phải là nguồn bất ổn', chuyên gia cho hay.
Mỹ đang xây dựng căn cứ quân sự tại Kobani ở Syria nhằm hỗ trợ lực lượng người Kurd, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tấn công khu vực này để bảo vệ an ninh quốc gia.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria đã tạo ra khoảng trống quyền lực ở Syria cũng như ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Điều này đã buộc nhiều đối tác ở trong và ngoài khu vực phải điều chỉnh và thay đổi chính sách.
Tình hình quanh căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus (Syria) đã thay đổi đáng kể trong những ngày gần đây. Chính quyền mới ở Syria đã công bố quyết định cấm ba tàu Nga là tàu Ivan Gren, Aleksandr Otrakovsky và Sparta vào căn cứ, theo Avia Pro.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, nước này đã tổ chức các cuộc tập trận phòng không vào ngày 11/1, giữa lúc căng thẳng với Israel và Mỹ lên cao.
Sự sụp đổ của chính quyền ông Bashar al-Assad tại Syria mang lại cơ hội cho các cường quốc để tái định hình cán cân quyền lực ở Trung Đông.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 12/1 tuyên bố phải duy trì các biện pháp trừng phạt đối với các đồng minh của cựu Tổng thống Bashar al-Assad đã 'phạm tội nghiêm trọng' trong cuộc nội chiến Syria.
Các Ngoại trưởng và nhà ngoại giao hàng đầu từ các nước phương Tây và Trung Đông sẽ gặp tân Ngoại trưởng Syria tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi tại cuộc họp khu vực đầu tiên về Syria kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Bốn bệ phóng S-400 của Nga đặt tại một căn cứ không quân ở Syria đã được chuyển đến cảng Tartus. Có khả năng, những bệ phóng này sẽ được chuyển đến mặt trận Ukraine để củng cố vị thế của Moscow trong khu vực, ngoài ra không loại trừ khả năng chúng sẽ được chuyển đến Libya, theo Avia.pro.
Ngày 10/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định nước này không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã nhất trí với những người đồng cấp châu Âu về nhu cầu thúc đẩy sự ổn định ở Syria trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có hành động quân sự chống lại lực lượng người Kurd ở nước này.
Ngày 10/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định, nước này không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Syria đang bước vào thời kỳ chuyển tiếp chính trị sau khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad bị phe đối lập lật đổ và một chính phủ lâm thời được thành lập dưới sự điều hành của Thủ tướng tạm quyền Mohammad Al-Bachir. Chính phủ lâm thời Syria cam kết bảo đảm quyền của tất cả các cộng đồng, nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập và đoàn kết, đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực.
Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.
Bộ trưởng Ngoại giao Italy Antonio Tajani trong chuyến thăm Syria hôm qua (10/1) đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Syria trong 6 tháng hoặc một năm.
Theo truyền thông quốc tế, ngày 10-1, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tạm dừng các lệnh trừng phạt đối với Syria trong sáu tháng hoặc một năm.
Sự trở lại của ông Donald Trump với vị trí tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới và sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa hai nước bước vào giai đoạn mới, liệu tương lai quan hệ Mỹ-Syria sẽ thế nào dưới các chính quyền mới?
Bốn xe phóng tên lửa S-400 của Nga tại Syria đang tập kết tại cảng để sớm triệt thoái ra khỏi đây, động thái diễn ra sau khi chính quyền cựu Tổng thống Asad thân Nga sụp đổ.
Ngày 10/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định nước này không có ý định chiếm đóng lãnh thổ Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Bốn bệ phóng S-400 của Nga ở Syria vẫn đang chờ được tái triển khai, với kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là chúng sẽ được đưa tới mặt trận Ukraine, tuy nhiên các nhà phân tích không loại trừ khả năng chúng được chuyển tới Libya.
Ngày 9/1, Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus ngày 10/1.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức cuộc họp ngày 8/1 (giờ Mỹ), để thảo luận về các diễn biến chính trị và nhân đạo tại Syria, đúng một tháng sau khi chính quyền Assad sụp đổ tại đất nước Trung Đông này. Chính phủ lâm thời tại Syria cũng lần đầu tiên đưa ra những hoạch định về tương lai đất nước tại một diễn đàn quốc tế.
Chính quyền mới ở Syria đã từ chối cấp phép cho một tàu chở hàng của Nga được cho sẽ sơ tán thiết bị quân sự khỏi căn cứ hải quân Tartus.
Trong suốt vài tuần qua, các quan chức Iran đã giảm nhẹ thất bại của họ ở Syria. Tuy nhiên, tướng Behrouz Esbati đã đưa ra một cái nhìn cực kỳ thẳng thắn về cú sốc đối với Tehran và triển vọng quân sự của nước này trong khu vực.
Ngày 8/1, đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Geir Pedersen cho biết LHQ sẵn sàng hợp tác với chính phủ lâm thời Syria để thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị đáng tin cậy và toàn diện tại quốc gia Trung Đông này.
Chuyến đi của hai Ngoại trưởng Đức, Pháp đến Damascus hứa hẹn sẽ báo hiệu sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa EU với Syria.
Ngày 8/1, người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền chuyển tiếp ở Syria, ông Asaad Hassan al-Shibani cam kết sẽ khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và đảm bảo việc hồi hương những người tị nạn, một tháng sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Một tháng sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, chính quyền chuyển tiếp ở Syria cam kết sẽ khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo việc hồi hương những người tị nạn.
Người phát ngôn của lực lượng chiến binh ở miền Nam Syria mới đây cho biết, họ không muốn giải giáp và giải tán theo lệnh của chính quyền mới của đất nước.