Cục Hàng không VN vừa có công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không yêu cầu chủ động ứng phó cơn bão Yinxing.
Sáng 5/11, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xảy ra mưa lớn, khiến một số vùng trũng thấp bị ngập gây ảnh hưởng việc lưu thông của phương tiện.
Mưa lớn dồn dập trong nhiều giờ đồng hồ làm nước không thoát kịp, nhiều tuyến đường ở TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị bị ngập cục bộ.
Ngày 3/11, thông tin Ban chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh TT-Huế cho biết, vừa phát đi cảnh báo về nguy cơ lũ lớn, ngập lụt trong những ngày tới.
Theo dự báo, trong 7 ngày tới, tổng lượng mưa phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế là từ 500-850mm, có nơi trên 1.000 mm.
Sau một buổi sáng tạm thời đóng cửa, ngừng đón du khách tham quan, các điểm di tích Huế đã mở cửa trở lại.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu người dân không được ra đường từ 7h ngày 27/10 do ảnh hưởng mưa to, gió lớn của bão Trà Mi.
Cục Hàng không VN vừa có công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không về việc chủ động ứng phó cơn bão Trami (bão Trà Mi).
Tại hội nghị tổng kết trực tuyến (3 cấp) công tác ứng phó, khắc phục cơn bão số 3 do UBND tỉnh tổ chức sáng 26/9, nhiều đại biểu tham luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp cần tập trung thực hiện thời gian tới. Báo Bắc Giang lược ghi một số ý kiến.
Do ảnh hưởng của mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đêm ngày 21 và trong ngày 22/9/2024 mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đo lúc 13h00' ngày 22/9/2024 là: 3,65m trên mức báo động II: 0,15m (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTG ngày 31/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ mực nước báo động lI trên sông Đáy tại trạm thủy văn Phủ Lý là 3,50).
Sáng nay 19/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 4 tại huyện Triệu Phong.
Trước diễn biến áp thấp nhiệt đới được dự báo có thể mạnh lên thành bão, tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các địa phương chủ động kịch bản, ứng phó khi cần thiết.
Ngày 17/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế (PCTT-TKCN) cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.
Khi phát hiện nguy cơ sạt lở trên địa bàn, một trưởng thôn ở Lào Cai đã vận động 115 người dân dời thôn, di chuyển lên một điểm an toàn để dựng lều tránh trú.
Chiều 12/9, đoàn công tác do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên).
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT & TKCN TP. Hà Nội, do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn thành phố nhiều đoạn, tuyến đê bị tràn, sạt lở. Đặc biệt, tại huyện Phú Xuyên, xuất hiện sạt lở vào mái thân đê đoạn thôn Thái Lai xã Đại Xuyên dài 550m. Thậm chí, nhiều đoạn nước cách mặt đê 30cm và có khả năng tràn bờ, vỡ đê.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) TP. Hà Nội vừa ban hành Lệnh rút báo động lũ mức II tại thị xã Sơn Tây và 4 huyện ngoại thành.
Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh Vĩnh Phúc mới ra lệnh Báo động 2 trên sông Lô cho Ban Chỉ huy PCTT& TKCN các huyện: Sông Lô, Lập Thạch.
Hồ Thanh Lanh (Vĩnh Phúc) sẽ xả tràn vào lúc 7h ngày mai ,12/9, để đón lũ; lưu lượng xả từ 5m3/s - 50m3/s tùy theo diễn biến tình hình mưa, lũ.
Ngày 11/9, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Phú Thọ đã có Báo cáo nhanh về tình hình thiên tai, thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh thiệt hại ước tính trên 100 tỷ đồng.
Mực nước sông Đà tại Trạm thủy văn Trung Hà đạt 15,06m, Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ tại địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội).
Theo số liệu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) huyện Kim Bảng, đến 6 giờ ngày 11/9/2024, mực nước sông Đáy tại trạm bơm Quế ở mức 4,99m, vượt trên báo động 3 là 0,66m.
Mực nước sông Hồng tại Long Biên đạt 10,5m, Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ mức 2 tại địa phận các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Hồi 12 giờ 20 phút ngày 10/9, lũ trên sông Cầu dâng cao. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh đã phát lệnh báo động số 3 trên sông Cầu (tại Trạm Thủy văn Đáp Cầu).
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra hàng chục vụ sạt lở đất, làm 8 người chết, 12 người bị thương và thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu. Bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tổn thất tài sản của nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khảo sát những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc vỡ đê ở Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh. Cơ quan chức năng khẳng định đây là thông tin sai sự thật.
Trong 2 ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều vụ sạt lở đất tại Lào Cai đã xảy ra, cướp đi sinh mạng của 15 người và khiến nhiều người mất tích.
Lực lượng chức năng của tỉnh Thái Nguyên và TP Thái Nguyên đã triển khai đồng loạt các biện pháp cấp bách hỗ trợ nhân dân sơ tán và di chuyển tài sản ra khỏi vùng lũ lụt.
Tuyến đê sông Ngũ Huyện Khê có một số vị trí bị sụt lún, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình mưa lũ và triển khai công tác hộ đê theo quy định.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 9/9, toàn tỉnh có 2 người chết, 10 người bị thương, 2.627 hộ gia đình bị thiệt hại. Ngoài ra, một diện tích lớn lúa và hoa màu bị gãy cùng nhiều công trình bị sụp đổ.
Viettel đang dồn toàn bộ nguồn lực kỹ thuật tinh nhuệ nhất trên 63 tỉnh/thành phố để tập trung ứng cứu thông tin (UCTT) do ảnh hưởng của bão Yagi.
Ngày 8-9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Gia Lâm.
Do ảnh hưởng của cơ bão số 3, từ chiều 6/9, trên địa bàn xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc đã xảy ra mưa lớn kèm theo gió giật, gây thiệt hại về nhà ở, đường giao thông và cây trồng, vật nuôi của một số hộ dân.
Chiều 7/9, Sở Chỉ huy tiền phương Trung ương đã tổ chức cuộc họp phòng, chống cơn bão số 3 theo hình thức trực tuyến do đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Tham gia cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh tham gia Sở Chỉ huy thường xuyên phòng chống cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 7/9, đồng chí Phùng Đức Tiến,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại Thanh Hóa.
Chủ động ứng phó với cơn bão số 3, huyện Thanh Oai đang triển khai nhiều biện pháp, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Chiều 5/9, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác Y tế phòng, chống bão số 3. Đồng chí Phạm Thị Phương Hạnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo PCTT và TKCN Sở Y tế; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Là một trong số các địa phương dự báo có thể chịu tác động trực tiếp của bão số 3 (Yagi), tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương triển khai các phương án phòng, chống, ứng phó.
Do mưa lớn, khoảng 5 giờ ngày 26/8, tại bản Phé và bản Thúm Cáy, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, nước dâng khiến 26 nhà dân bị ngập úng.
Những ngày qua, các tỉnh phía Bắc liên tục có mưa lớn, tác động đến việc tích nước của hồ thủy điện.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu các thủ tục pháp lý về việc ban bố tình trạng khẩn cấp, lệnh xây dựng khẩn cấp phải được thực hiện nhanh nhất có thể nhưng phải đúng quy định.
Những ngày này trên địa bàn huyện Chợ Mới, mưa to tiếp tục kéo dài gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình giao thông và sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội xảy ra mưa vừa, mưa to gây ngập úng, thiệt hại nhiều tài sản của bà con. Mưa lũ cũng khiến 1 người bị cuốn trôi.