Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Tại công điện, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân.
Muốn có nguồn lương thực bảo đảm chất lượng phục vụ cho tất cả người dân, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp minh bạch, có truy xuất nguồn gốc với sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề về cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net zero; vấn đề về quy hoạch sản xuất, nhất là tạo điều kiện cho sản xuất lớn thu hút sự quan tâm, trao đổi của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn.
Tìm cách nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu từng thị trường thông qua tinh thần 'hợp tác' là cách mà Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gợi mở nhằm giúp nông dân, HTX thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa, nhất là sự biến động của thị trường và biến đổi khí hậu.
Đó là những chia sẻ tâm huyết của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 'Lắng nghe nông dân nói' tổ chức ngày 14/10 tại Hà Nội.
Tối 14/10, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh, trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc và biểu dương 63 Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Cà phê đặc sản đang giúp cho nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên. Doanh nghiệp đánh giá đây là lợi thế, nên nhanh chóng thành lập Hiệp hội Cà phê đặc sản, tiến tới lập Sàn Giao dịch cà phê đặc sản của Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ tác động của biến đổi khí hậu đến yêu cầu từ thị trường quốc tế. Những giải pháp cụ thể từ các cấp chính quyền sẽ là chìa khóa để giúp nông dân vươn lên mạnh mẽ, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Nhiều nông dân chia sẻ, sau bão số 3, họ gần như mất trắng tài sản tích góp cả đời. Mong muốn được khoanh nợ, giãn nợ là những điều nhiều nông dân kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Sáng 14-10, tại Hà Nội, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX đã chính thức diễn ra.
Với thông điệp 'Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe', Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Ngày 14-10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp PT&NT tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: 'Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lắng nghe nông dân nói'.
Sau cơn bão số 3 (Bão Yagi), nhiều nông dân, HTX đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến khó khôi phục sản xuất. Điều này nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ làm chậm bước tiến của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, ngay sau bão số 3, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng chỉ đạo các ngân hàng thương mại phối hợp hỗ trợ bà con khắc phục khó khăn, tái thiết sản xuất và ổn định cuộc sống.
Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT 'Lắng nghe nông dân nói'.
Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024, các nông dân đã nêu khó khăn về đất đai và vốn với mong muốn Hội Nông dân, ngành Nông nghiệp và địa phương quan tâm, tháo gỡ cho nông dân.
Người nông dân hãy tự tin lên, nếu gặp khó khăn, bất cứ khi nào có thể nhắn tin cho Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.
Quy hoạch ngành lâm nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Cụ thể, tỷ lệ che phủ rừng sẽ được duy trì ở mức 42-43%, đồng thời giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt 25 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030.
Thiếu thể hiện câu chuyện khác biệt, thiếu điểm nhấn về chỉ dẫn địa lý, bao bì còn đơn giản và chưa bắt kịp xu thế, chậm thay đổi tư duy xây dựng thương hiệu, sản xuất manh mún và liên kết tiêu thụ chưa chặt chẽ…đang là những điểm yếu cố hữu của nhiều loại nông đặc sản địa phương, dẫn tới chưa có sức bật về đầu ra. Sẽ còn nhiều việc phải làm cho các chủ thể sản xuất kinh doanh nông đặc sản để hóa giải những mặt yếu này.
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão), trở thành bão số 5 trong năm 2024.
Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; các Bộ, ngành...chủ động ứng phó với bão Krathon.
Bất chấp thiệt hại từ bão Yagi, HSBC cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng 6,5% năm nay và năm tới. Đây là mức dự báo lạc quan nhất trong các tổ chức tài chính quốc tế.
Sáng 28/9, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu chỉ ra những bất cập, hạn chế trong dự báo siêu bão, cảnh báo lũ quét, an toàn hồ đập, đồng thời đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục.
Tại hội nghị sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão Yagi, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết thiệt hại kinh tế do bão Yagi đã tăng lên 81.500 tỷ đồng.
Ngày 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Bão số 3, mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề khiến 344 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nhìn lại cơn bão số 3 cho thấy, công tác triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả vẫn còn rất nhiều tồn tại. Bộ trưởng Bộ TNMT cũng thừa nhận, khâu dự báo còn hạn chế…
Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ đăng ký cho hơn 2.100 tàu cá '3 không' theo Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.
12 giờ trưa nay (24/9), Công ty Thủy điện Hòa Bình đã đóng cửa xả lũ còn lại. Hà Nội và các tỉnh, TP đang tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn vùng hạ du.
Sáng 24/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng hết các cửa xả đáy còn lại của hồ thủy điện Hòa Bình.
Sáng 23/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa yêu cầu thủy điện Hòa Bình đóng 2 cửa xả đáy.
Cùng đi có đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các sở, ngành: NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Hồng Linh, quyền Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình, giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình, thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Bộ NN&PTNT đã liên tiếp ra 3 Công điện về việc mở các cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát đi công điện về việc mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Hòa Bình.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện yêu cầu mở 3 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình trong ngày 22/9.