Nguyễn Quang Long sinh năm 1976 tại Bắc Ninh, được biết đến từ những chiếu Xẩm, hát Văn, Ca trù tổ chức từ nhà hát đến dưới mái đình của một góc phố cổ hay góc chợ Đồng Xuân - Hà Nội, cũng là tác giả của nhiều bài viết nghiên cứu về hát Xẩm, Ca trù, hát Văn cùng các thể loại âm nhạc dân gian khác.
Khi bắt tay vào đọc cuốn manga này, có thể nhiều người sẽ hoang mang không hiểu mình đang đọc gì.
Miền quê nằm dọc sông Bến Hải một thời chia cắt hai miền Nam - Bắc. Những năm chiến tranh mỗi người dân nơi đây phải đội trên đầu 7 tấn bom các loại, nhưng tiếng hát bên bờ vĩ tuyến 17 này chưa bao giờ nguội tắt. Ở đó, có một người nghệ sĩ làm theo lời Bác dặn, hằng ngày vẫn cùng con cháu bổng trầm, luyến láy những khúc hát dân ca. Không màng tới hư danh, nhưng những gì bà đã dâng hiến cho đời trong suốt cả cuộc đời mình cũng quá đủ để cho bà được xưng tụng là 'người nghệ sĩ của nhân dân'.
Đi qua bốn mùa, nghĩa là ta đang dặt dìu những bước chân thưởng ngoạn bao cung bậc bổng trầm trên nhịp phách thời gian. Trên mỗi dặm dài ấy, khúc biến tấu của mùa lúc hối hả, lúc thong dong, khi đằm sâu, trầm lắng. Giữa lưng chừng những rung cảm liêu trai, bất chợt một ngày ta bắt gặp một giai điệu gió sở hữu cái tên rất gợi, rất tình được đặt cho mùa gió hanh gầy trong tiết trời thu...
Đêm qua sương rơi lành lạnh, sáng nay cơn gió thoảng cựa mình có chút khẽ khàng của heo may. Hình như thu đang về. Thu đang ướm mình trên những tán cây, trên nóc gió và thấm trong hơi sương dịu dàng, ướm trong cả tiếng trống trường giục giã ngày khai giảng. Mùa thu ở đâu cũng đẹp.