Dù hệ thống hành chính được sắp xếp lại, tên gọi những vùng quê có thể khác đi, nhưng trong lòng mỗi người Việt xa quê vẫn vẹn nguyên một chốn để trở về là quê hương.
Theo phong thủy vị trí đặt gương là yếu tố cần được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là khi liên quan đến khu vực bếp - nơi giữ lửa và sinh khí cho cả gia đình.
Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang 'sống lại' trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…
Tờ mờ sáng, khi sương mù còn giăng phủ những quả đồi, trong căn nhà nhỏ ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, ánh lửa bập bùng từ bếp củi soi rõ dáng ông A Khunh đang cặm cụi đan từng nan tre, sợi mây. Ở góc bên kia, bà Y Khen lặng lẽ ngồi dệt, đôi tay thoăn thoắt luồn chỉ, từng tấm thổ cẩm sặc sỡ đã được phơi gọn bên vách nhà. Một người đan nia, đan gùi; một người dệt vải. Cứ thế, họ lặng lẽ gìn giữ những nghề truyền thống của người Xơ Đăng qua năm tháng.
Người Hà Nhì ở Sín Thầu gìn giữ núi rừng và bản sắc qua từng đường kim mũi chỉ, đón khách bằng nụ cười, bữa cơm quê, khúc hát cổ. Những 'đại sứ du lịch' đặc biệt ấy biến chính cội rễ thành nguồn sống mới đầy tự hào.
Đây là một công trình của kiến trúc sư trẻ Nguyễn Đức Tín thiết kế và thi công theo nguyên tắc tôn trọng, tận dụng, làm giàu hệ sinh thái hiện hữu. Kiến trúc nhà đất này cũng thể hiện lối sống 'sâu hơn, chậm hơn và thân thiện hơn với môi trường' của gia chủ.
Không son phấn, không diện đồ cầu kỳ, chỉ với nụ cười hiền hậu và sự chân thành, chị Thông - một người phụ nữ dân tộc Tày tại Bản Liền (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành cái tên gây sốt mạng xã hội sau khi xuất hiện trong chương trình 'Gia Đình Haha'.
Chưa thức gọi mặt trời gầy buông từng nhánh lạnh
Ở các huyện vùng cao của Nghệ An, những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc không chỉ là biểu tượng văn hóa ẩm thực mà còn trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Trong số đó, bò giàng - đặc sản nổi tiếng của người Thái ở Kỳ Sơn là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, giữa bản sắc dân tộc và nhu cầu của thị trường hiện đại.
Ai từng đặt chân đến các bản Mường vào mùa xuân, giữa làn mưa phùn giăng trắng rừng, trắng núi, hẳn sẽ mang theo ký ức về một khung cảnh đậm chất thơ: Bên hiên nhà sàn bập bùng lửa ấm, người già cần mẫn chẻ tre, lũ trẻ ríu rít bên gùi măng non, và văng vẳng đâu đó, một giọng hát nhẹ như gió, thấm như mưa, đó là tiếng hát đúm, nét thanh âm nguyên sơ của núi rừng, một khi đã nghe qua thì chắc không thể nào quên...
Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề 'Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng'. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Giữa cao nguyên đá Đồng Văn hoang sơ, nhiều du khách trẻ tìm đến trải nghiệm cắm trại qua đêm để 'trốn deadline', sống chậm và hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ.
Trong cái nắng dịu nhẹ buổi sáng ở vùng núi Xiengkhouang, chúng tôi ngồi bên bếp lửa cùng ông Buavanh Oudomsuk, 66 tuổi, nghệ nhân khèn Lào nổi tiếng của bản Pungmane, huyện Phoukout. Ông nhẹ nhàng cầm chiếc khèn vừa hoàn thiện, thổi lên một giai điệu quen thuộc 'Tình Lào – Việt', bản nhạc biểu tượng cho tình cảm keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào anh em.
Sáng 25-6, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiến hành tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Từ một loại lá rừng tưởng chừng bỏ đi, lá dổi đất nay trở thành 'gia vị vàng' cho các món ăn truyền thống, giá lên tới 150.000 đồng/kg.
Nghệ nhân nằm trên chiếc giường thấp trong một căn nhà gỗ, nền đất khá tuềnh toàng, chung quanh treo một vài bằng khen và một gói đồ chứa đựng các nhạc cụ, giữa nhà là bếp lửa âm ỉ đỏ. Một cán bộ văn hóa địa phương giải thích: Chính quyền đã hỗ trợ xây nhà, nhà ngay bên cạnh nhưng ông lại nhường cho con gái ở, còn ông bám lấy ngôi nhà ọp ẹp này, động viên mấy cũng cứ ở đây. Nhà văn Thái Bá Lợi đứng cạnh, chỉ vào bếp lửa và nói tiếp: Đơn giản chỉ vì ông không thể xa rời bếp lửa. Mà nhà bê-tông lót gạch làm sao có bếp lửa giữa nhà!
Có một gác bếp nhỏ mà con luôn nhớ - gác bếp của nội. Gác bếp chỉ có nội và con, nên chứa đầy những ký ức, kỷ niệm mà con không thể nào quên. Hơi ấm hồng từ củi cháy như tấm lòng nội âm thầm trao gửi cho con, không ngần ngại.
Hơn 13 năm làm báo ở vùng cao, tôi không thể đếm hết những nơi mình đã đi qua, cũng chẳng còn nhớ bao lần dừng lại giữa những bản làng cheo leo nơi lưng chừng núi. Nhưng có một điều tôi chưa bao giờ quên, đó là ánh mắt của những đứa trẻ vùng cao bên bếp lửa mùa đông, nụ cười của người già bên nắm xôi nóng, hay cái bắt tay thật chặt của những thầy cô giáo cắm bản giữa muôn vàn thiếu thốn.
Giữa đại ngàn Như Xuân, những thanh âm mộc mạc của Chậm đò ho vẫn ngân lên qua tiếng hát người Thổ như hơi thở của núi rừng, của mùa màng trên nương, của bếp lửa nhà sàn, của hội xuân bản Mường... Dẫu thời cuộc đổi thay, làn điệu tình tứ ấy vẫn được nâng niu gìn giữ, như mạch ngầm văn hóa thấm đẫm tình yêu cội nguồn và khát vọng giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trong không gian thanh tịnh của chùa Phật Tích giữa lòng thủ đô Viêng Chăn, mỗi sáng thứ Bảy, bếp lửa nghĩa tình lại âm thầm đỏ lửa. Những nồi cháo, nồi cơm do các Phật tử nấu bằng cả tấm lòng đã trở thành điểm tựa ấm áp cho hàng trăm mảnh đời cơ nhỡ, bệnh tật.
Ở tuổi ngoài 60, bà Hoàng Thị Mỵ ở thôn Khuổi Lè (xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, Bắc Kạn), vẫn miệt mài gìn giữ những khúc hát ru của người Tày và truyền lại cho thế hệ sau bằng tất cả tình yêu và sự tận tâm.
Không gian bỗng nhiên bị phá vỡ bởi tiếng súng nổ vang lên từ hướng nhà ông Vàng Xú Rùa. Vài phút sau, cả bản xôn xao cái tin ông Rùa bị ai đó bắn chết.
Gian bếp nhỏ nằm ở một góc phía sau nhà ông bà. Tường bếp xây bằng đá trát vữa với hàng củi xếp cao. Mái ngói đỏ tươi ngày mới lợp theo thời gian đã biến thành màu thâm nâu. Gian bếp nhỏ chứa cả một tuổi thơ no tròn của tôi. Tôi vẫn như ngửi đâu đây mùi khét lẹt của săm xe đốt nhóm lửa. Tôi vẫn như thấy bếp củi bập bùng những ngày đông giá rét, những ngày mưa ủ dột, những ngày hè nóng oi ả, những ngày tôi còn thơ vụng dại vùi củ khoai nướng trong tro bếp.
Hát Ta lêu, Ca chôi của người Hrê ở huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Minh Long vừa được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
VHO – Đồng bào Hrê tự hào với các làn điệu ta lêu, ca chôi... mượt mà, nhẹ nhàng, trong sáng. Đây là một loại hình diễn xướng được người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi hát trong những kỳ lễ hội, dịp cưới hỏi, đi làm nương rẫy, lúc quây quần bên bếp lửa hay khi chỉ có một mình.
Trên đỉnh Mẫu Sơn, bà Bàn Minh Toan, người Dao Lù Gang ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, vẫn bền bỉ gìn giữ tục sơn đầu bằng sáp ong, nét đẹp văn hóa đang dần mai một.
Nhắc đến Tân Sơn (Phú Thọ), nhiều người thường nghĩ đến những đồi chè Long Cốc xanh mướt, được ví như 'Vịnh Hạ Long trên cạn' hay Vườn quốc gia Xuân Sơn huyền ảo trong làn sương sớm. Nhưng bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mảnh đất này còn ẩn chứa một kho tàng văn hóa ẩm thực đặc sắc, trong đó có món thịt chua đu đủ của đồng bào Mường - một món ăn dân dã mà đậm đà bản sắc, gợi nhắc ký ức bếp lửa ấm nồng giữa núi rừng.
Với người dân tộc Thái như gia đình anh Lường Văn Inh, Bản Lĩnh, xã Mường Pồn, Điện Biên, ngôi nhà sàn không chỉ là nơi che mưa nắng, mà còn là ký ức, là phong tục, là cái nếp sống đã thấm vào máu thịt bao đời.
Giữa cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình đồng bào dân tộc M'nông ở Đắk Lắk vẫn duy trì lễ cúng bếp lửa. Theo quan niệm của họ, bếp lửa là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng. Bếp lửa còn là một vị thần mang lại nhiều may mắn và sự êm ấm cho mọi người.
Giữa nhịp sống hiện đại đang vươn tới từng bản làng, người Cao Lan ở thôn Vực Vại (xóm 28, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang) vẫn gìn giữ vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Từ trang phục, lễ nghi, ẩm thực đến tiếng nói, chữ viết, mỗi nếp sinh hoạt đời thường đều phản ánh một kho tàng di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Hến sông La không chỉ là món ăn dân dã, mà còn là phần ký ức, sinh kế và niềm tự hào của người dân xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Dao là công cụ thiết yếu trong nhà bếp nhưng đồng thời cũng là vật sắc bén, mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt và có thể gây nguy hiểm nếu không được bố trí đúng cách.
Từ những chuyến đi tác nghiệp ở các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên), tôi có dịp tìm hiểu nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa của người Êđê. Trong đó có những câu chuyện thú vị về nhà sàn và bếp lửa chỉ còn lại trong ký ức của một số già làng.
Không còn là những góc làng âm thầm với tiếng chày giã bột, những bếp lửa riu riu lửa sớm hôm, nhiều làng nghề truyền thống ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nay đã bước vào hành trình mới: kết nối với du lịch, lan tỏa hương vị quê nhà tới du khách gần xa. Từ bánh gai Tứ Trụ trứ danh cho đến những chiếc bánh lá răng bừa dân dã, làng nghề nơi đây đang được 'đánh thức' bởi dòng chảy của trải nghiệm và sáng tạo.
Tỉnh Quảng Ngãi vừa đề nghị Bộ VH-TT&DL xem xét, đưa Hát Ta lêu và hát Ca chôi của dân tộc Hrê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ở thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn (Lâm Bình) giữa căn nhà lợp mái cọ đơn sơ nép mình dưới tán rừng đại ngàn, bà Phùng Thị Tòng vẫn đều đặn từng đường kim mũi chỉ, lặng lẽ gìn giữ và truyền dạy nghề thêu trang phục truyền thống cho con cháu trong bản Dao nơi đây.
Một nội dung thể loại đã ra trong đề thi Ngữ văn thì nên được thống nhất trong các bộ sách giáo khoa ở việc hướng dẫn xác định thể loại.
Bên bếp lửa cháy âm ỉ, ngoài câu chuyện về xóa bỏ hủ tục trong tang ma, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống mà các già làng, trưởng bản nơi đây kể, ở bản người Mông nơi 'Cổng trời' huyện Mường Lát còn hiện ra những 'góc khuất' đau lòng về số phận của những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin bị lừa bán sang xứ người và những hệ lụy dai dẳng, ám ảnh không nguôi.
Giữa những dãy núi trập trùng của Mai Châu (Hòa Bình), Nà Phòn hiện lên như một khúc nhạc yên bình, nơi thiên nhiên nguyên sơ quyện hòa cùng văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào Thái.
Đi qua 75 mùa rẫy, với ông Nay Ka (buôn Phu Ma Nher 2, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài khan luôn thân thuộc như hơi thở cuộc sống.
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê bãi ngang nghèo khó bên bờ biển miền Trung, tuổi thơ tôi gắn liền với cát trắng, phi lao và... khói bếp. Ấy là thứ khói mỏng manh bay lên từ mái tranh sau nhà mỗi chiều. Không cay mắt, không sặc sụa, mà thơm mùi đặc trưng của lá khô, của rơm mục, của cây phi lao mặn mòi vị biển. Làn khói ấy không chỉ nhuốm màu thời gian trên mái tóc mẹ, trên tấm lưng trần của cha, mà còn in sâu vào tâm khảm tôi, giờ đang ở một nơi xa, với những bữa cơm đủ đầy nhưng vẫn thấy nhớ một hương khói xưa cũ.
Chuyển về nhà mới là một việc trọng đại mang nhiều ý nghĩa tốt lành khởi đầu cho một cuộc sống mới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do, các vật phẩm cần thiết và những lưu ý quan trọng khi thực hiện nghi thức nhập trạch.