Thả bộ dọc theo con đường ven biển, giữa rất nhiều hàng quán và đồ lưu niệm hút mắt, tôi chợt để ý tới quầy bán diều sặc sỡ, đủ các màu sắc hình dáng khác nhau.
Khi phố thị còn say giấc, làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) đã bắt đầu 'thức dậy'. Những ngõ nhỏ ở Đồng Tâm, Đồng Tiến, Hồng Giang rộn ràng tiếng máy xay đậu, tiếng bước chân vội vã và cả mùi đậu tương thơm ngậy lan tỏa...
Nhiều bạn trẻ Hà thành tạo dáng, check-in với không gian quy tụ những cánh diều từ khắp các vùng miền như diều Bá Dương Nội (Hà Nội), diều Huế và diều Rạch Giá (Kiên Giang)… của ở sự kiện 'Cánh diều tuổi thơ'.
Giữa cái nắng đầu Hè, sự kiện 'Cánh diều tuổi thơ' tại Hà Nội thu hút hàng trăm bạn trẻ đổ về chiêm ngưỡng triển lãm diều ba miền, tham gia workshop dân gian và tìm về ký ức tuổi thơ qua những cánh diều bay lượn trên nền trời xanh.
Từ Thủ đô Hà Nội, ngược theo bờ đê sông Hồng khoảng 18km có một ngôi làng nổi tiếng với nghề làm diều sáo, một nghề thủ công truyền thống không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đó chính là làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng).
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Năm nay hội thi thả diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.
Việt Nam vừa có thêm một Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là Hội diều làng Bá Dương Nội tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.
Những năm gần đây, giá trị của từng cánh diều ở làng Bá Dương Nội ngày càng được nâng cao
Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Ngày 12/4, tại khu di tích miếu Diều thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, chính quyền và nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Hội Diều làng Bá Dương Nội' và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội 'Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội'. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ là niềm tự hào của người dân Bá Dương Nội nói riêng mà còn là dấu ấn đáng nhớ đối với toàn thể nhân dân huyện Đan Phượng và Thủ đô Hà Nội.
Ngày 12.4.2025 (tức 15 tháng 3 năm Ất Tỵ), tại di tích miếu Diều (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Hội diều làng Bá Dương Nội'; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội 'Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội', xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Năm nào cũng vậy, cứ vào độ tháng Ba âm lịch, thời tiết ấm áp, bầu trời cao xanh kèm theo những cơn gió Nam thổi nhẹ là thời điểm lý tưởng để người dân làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội mang diều ra cánh đồng thả chơi.
Đan Phượng là một vùng đất cổ xứ Đoài, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa với hệ thống di tích cùng nhiều loại hình văn hóa dân gian độc đáo như hát chèo tàu, ca trù, diều sáo... Đây cũng là tiềm lực quan trọng để huyện thúc đẩy du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa.
Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tối 17/1, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng phối hợp Phòng Kinh tế, Liên đoàn Lao động huyện, Huyện đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Phòng GD&ĐT, Hội Phụ nữ và các đơn vị tổ chức khai mạc Hội Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Đan Phượng (Hà Nội) là địa bàn giàu truyền thống văn hóa, đang có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức trong gìn giữ văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa địa phương. Song, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự sáng tạo trong cách làm ở nhiều địa phương, ngành, đoàn thể, nhiều nét đẹp trong đời sống văn hóa được bồi đắp, đời sống văn hóa nhân dân được cải thiện.
Bá Dương Nội, một làng quê thanh bình thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm diều sáo. Và cái tên Nguyễn Hữu Kiêm gắn liền với làng nghề này như một biểu tượng.
Câu lạc bộ diều sáo xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng đã làm 700 chiếc diều sáo phục vụ Ngày hội văn hóa vì hòa bình, trong đó có 60 diều được mang đến tham gia diễu hành ở không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, số còn lại phục vụ ngày hội của huyện.
Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng vừa được UBND TP Hà Nội công nhận là nghề truyền thống đã tạo điều kiện cho chính quyền địa phương quy hoạch vùng phát triển sản xuất làng nghề gắn với dịch vụ, du lịch, quảng bá văn hóa địa phương.
Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng. Nơi đây, người dân còn lưu giữ và duy trì thú chơi sáo diều truyền thống.
Vào những tháng hè, làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội), luôn sôi động bởi những cánh diều đủ màu sắc bay lượn trên không trung.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa, làng Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Nơi đây, người dân vẫn hằng ngày vẫn duy trì thú chơi sáo diều truyền thống, xem đây như một thói quen nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc trưng của làng Bá Dương Nội.
Cứ đến rằm tháng 3 âm lịch hàng năm, làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội thi thả diều truyền thống cầu mưa thuận gió hòa.
Chiều 23/4 (tức rằm tháng Ba âm lịch), Hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) năm 2024 đã diễn ra với những màn tranh tài sôi nổi, đặc sắc, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới xem.
Hàng năm, cứ đến rằm tháng 3 âm lịch, làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội thi thả diều truyền thống tại ngôi miếu thờ thần linh thu hút hàng chục câu lạc bộ tranh tài.
Lễ hội diều truyền thống làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 24/4 (tức 10 - 16/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là lễ hội vừa được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Huyện Đan Phượng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, mang nét đặc trưng của văn hóa xứ Đoài với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa.
Hiện bài thơ Du lịch Đan Phượng (Hà Nội) được in trên kính cường lực dày 12mm, khổ rộng hơn 2mét, cao hơn 1m và trưng bày tại quán thơ xứ Đoài.
26 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, lễ hội chùa Thầy, lễ hội diều Bá Dương Nội, nghề làm bánh tráng Túy Loan…
Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thi thả diều truyền thống ở Bá Dương Nội mỗi dịp tháng Ba về là lễ hội thả diều độc đáo, duy nhất trên cả nước.
Ngay sau Tết Giáp Thìn, người dân các làng nghề trên địa bàn thành phố đã hối hả bắt tay vào sản xuất, sáng tạo các mẫu sản phẩm mới, bảo đảm tốt việc làm, thu nhập cho người lao động.