Trải nghiệm tuyến tàu hỏa kết nối Huế - Đà Nẵng, đi chợ nổi ngắm bình minh trên phá Tam Giang hay đến A Lưới tìm hiểu tục 'đi Sim'… là những trải nghiệm du lịch độc đáo, nhận được nhiều bình chọn trong khuôn khổ chương trình 'Top 9 sản phẩm du lịch Huế', hạng mục 'Top 9 hoạt động – dịch vụ trải nghiệm ấn tượng', tính đến ngày 3-10.
Hôm nay 26/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết 33). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương tham dự.
Làng A Nôr được Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là một trong 3 làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững.
Được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỷ đồng đang dần hoàn thiện.
Với những tiềm năng, lợi thế vốn có, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) xác định phát triển du lịch là chương trình trọng điểm, đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Trước nguy cơ dân ca và các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình bị mai một dần và có thể mất hẳn, ông Hồ Văn Lý, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu, chế tác nhạc cụ cho đến thực hành và truyền dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, góp phần vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc Vân Kiều ở địa phương.
Văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị rất phong phú, đa dạng. Trong đó, nhạc cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tâm tư, tình cảm sâu sắc, thay lời muốn nói của con người đến với con người, con người đến với thần linh, vạn vật xung quanh. Đặc biệt, nhiều loại nhạc cụ của người Vân Kiều, Pa Kô góp phần làm cho lời ca, tiếng hát của đồng bào nơi đây bay bổng, thêm hay, thêm đẹp.
Nếu không phải là nhân tình có lẽ cuộc chiến chống Pháp của người Bru Makong không thể chiến thắng. Nếu không có nhân tình thì mối nhân duyên của người Thượng với người Kinh đã chẳng thành. Và nếu không có nhân tình, người ta sẽ chẳng đủ rộng lượng, để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề trước những hiểu lầm, cũng chẳng đủ niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách. Đó là tinh thần của cuốn tiểu thuyết Bến thiêng của nhà văn Trần Hữu Đạt.
Công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực và đạt những kết quả khả quan. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm gần đây, du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển nhanh chóng. Du lịch sinh thái gắn với cộng đồng ở miền núi Thừa Thiên Huế không chỉ làm đa dạng các sản phẩm du lịch, giúp cho du khách có thêm trải nghiệm mà còn hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bảo tồn nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Chung tay xóa bỏ những hủ tục, quan niệm lạc hậu và giữ gìn phát huy những phong tục tập quán có giá trị tốt đẹp và nhân văn là cách để giúp những ước mơ của các trẻ em gái vùng cao không còn dang dở, cho các em cơ hội để phát triển bản thân, trở thành người có ích cho xã hội và cộng đồng
Bên ly nước chè sánh đậm, già làng Hồ Văn Van bồi hồi kể về những ký ức đẹp mà ngày nay ở Bản Chùa đã hoàn toàn biến mất
Huyện vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là vùng đất còn lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số như Cơ tu, Pa Cô, Tà Ôi cùng những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Tối ngày 29/4, UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội vùng cao A Lưới năm 2022 và phát động cuộc thi sáng tác Logo – Biểu trưng huyện A Lưới.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2022 bắt đầu. Đây là thời điểm diễn ra rất nhiều hoạt động lễ hội ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông cho người dân vui chơi, thưởng thức lễ hội trong những ngày nghỉ lễ là vấn đề đặt ra của công an các đơn vị, địa phương.
Ngày hội vùng cao A Lưới diễn ra từ 29/4 đến 1/5/2022 tại Trung tâm sinh hoạt Văn hóa cộng đồng các dân tộc Thị trấn A Lưới.
Huyện miền núi A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố các giải pháp phát triển các điểm đến, thu hút du khách khi du lịch mở cửa, hướng đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong bốn mùa của năm.
Cũng như bao dân tộc khác ở Việt Nam, lễ cưới là dịp đại hỷ nên người Pa Kô ở đại ngàn Trường Sơn chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đặc biệt là trang phục của cô dâu, chú rể. Với trai gái người Pa Kô, được khoác lên mình những bộ áo, váy đẹp, trang sức quý trong lễ cưới cũng thể hiện kỳ vọng về một cuộc hôn nhân hạnh phúc, gia đình ấm no, con cháu đề huề.
Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh vừa xuất bản đầu sách 'Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru - Vân Kiều và Pa Kô' tập 1*.
Giữa mùa yêu của người Cơ Tu, bên những cánh rừng đại ngàn ngập sắc hoa cỏ mùa xuân, cư dân làng Toom Sara (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn cần mẫn vun vén để gieo mầm tình yêu văn hóa Cơ Tu trong chính cộng đồng của họ cũng như trong lòng du khách thập phương.
'Toom Sara Fest Mùa yêu' tái hiện sống động những nét văn hóa đặc sắc, những phong tục truyền thống trong tình yêu của người Cơ Tu cũng như mang đến cho du khách lễ hội âm nhạc mang phong cách đại ngàn, mộc mạc.
Người Pa Cô sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều nghi lễ quan trọng, phản ánh đời sống tinh thần và quan niệm về cuộc sống, tín ngưỡng phong phú. Một trong những nghi thức trọng đại của họ là lễ cưới của những đôi trai gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng.
Đàn Toong và A Took cùng một số loại nhạc cụ truyền thống như trống, cồng chiêng, khèn bè… gắn với truyền thuyết về thần lúa, về câu chuyện 'đi sim' của những đôi trai gái và lễ hội Ada mừng lúa mới hằng năm của người Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn… Vọng lại từ những dãy núi khuất sau màn sương là thanh âm từ cây đàn Toong và A Took mà người Pa Kô dùng để xua đuổi chim và thú rừng để bảo vệ nương rẫy.
Từ thực tế có nhiều hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở 2 xã Trường Xuân và Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) còn lắm khó khăn, vất vả đã khiến những người làm công tác Mặt trận ở huyện Quảng Ninh trăn trở về cách thức để giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo.
Những SIM số này đều từng trải qua những giao dịch chuyển nhượng với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Với những người thầy gắn bó với giáo dục dân tộc nếu chỉ với kiến thức chuyên môn cơ bản, truyền đạt bằng phương pháp thông thường nhất thì chắc chắn chưa thể mang lại hiệu quả giáo dục. Việc thấu hiểu phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và tính cách đặc thù của HS trở thành yếu tố quan trọng để đưa ra phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo, giúp HS cảm nhận được niềm vui và ý nghĩa của học tập.