Nhân viên y tế khu dân cư phấn khởi, chờ mong sớm được nhận hỗ trợ hằng tháng theo nghị quyết vừa được HĐND tỉnh Hải Dương thông qua.
Cách đây 65 năm, Bác Hồ đã về thăm và động viên bà con nông dân Ninh Bình. Những lời dạy của Người về sản xuất nông nghiệp luôn là kim chỉ nam để ngành nông nghiệp tỉnh ta vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Ngày 15/9, khoa Luật Quốc tế (Học viện Ngoại giao) tổ chức thành công vòng tranh tụng cuộc thi Diễn án Luật Học viện Ngoại giao 2024.
Ngày 15/09/2024 vừa qua, Vòng Tranh tụng của Cuộc thi Diễn án Luật Học viện Ngoại giao 2024 do Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức đã diễn ra thành công. Đây là một sự kiện chuyên đề về pháp luật quốc tế với chủ đề Luật Nhân đạo Quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Luật Quốc tế tại Học viện.
Ninh Bình đang có những bước đi dần hướng đến kinh tế các-bon thấp, là điều kiện 'cần' để từng bước thực hiện định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ông Đinh Văn Khiêm (Ninh Bình) hỏi, khi thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất trống đã được quy hoạch cho đất rừng phòng hộ thì có phải thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất hay không?
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác của tỉnh ta đã tăng gần 60 triệu đồng/ha trong 10 năm qua (từ 96,6 triệu đồng/ha năm 2013 lên 155 triệu đồng/ha năm 2023). Có được kết quả đó là do thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, liên kết theo chuỗi, gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản.
Ngày 6/12, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội công nghệ Globalcheck. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Ninh Bình, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, để tối ưu hóa chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích.
Ngày 6/12, tại xã Yên Thắng (huyện Yên Mô), Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành, UBND huyện Yên Mô tổ chức sự kiện 'Ngày hội công nghệ GLobalCheck'.
Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết; tiềm năng, thế mạnh theo từng tiểu vùng sinh thái từng bước được khai thác, hình thành các sản phẩm chủ lực, đặc sản, theo hướng hữu cơ, tích hợp đa giá trị gắn với phát triển du lịch; tỷ lệ cơ giới hóa tăng nhanh; hạ tầng tiếp tục được đầu tư đáp ứng đa mục tiêu; xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu; đời sống, thu nhập của nông dân ngày càng nâng lên... Đó là những khởi sắc của ngành Nông nghiệp và PTNT sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Không có thế mạnh về sản xuất hàng hóa lớn nhưng nông nghiệp Ninh Bình lại có sự đa dạng về sản phẩm, đặc biệt, tỉnh có hoạt động du lịch rất phát triển. Chính bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, nông nghiệp Ninh Bình phải tìm được lối đi riêng, khác biệt so với các địa phương trong cả nước để tận dụng tốt các lợi thế này.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thực hiện cơ giới hóa đồng bộ đã giúp nhiều địa phương tại tỉnh Ninh Bình hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình ngày càng phát triển và nhân rộng qua đó không chỉ góp phần giảm thiểu sức lao động cho người nông dân mà còn thúc đẩy dịch vụ nông nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Những năm gần đây, cơ giới hóa nông nghiệp tại Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng khích lệ; nhiều loại máy, thiết bị được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và giá trị nông sản. Tuy nhiên, để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng đồng bộ máy móc vào các khâu của quá trình sản xuất thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng đang đứng trước những biến đổi rất lớn về lao động, khí hậu, thị trường cũng như xu thế tiêu dùng. Chúng ta đã có những thay đổi để thích ứng, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng vẫn còn khá hạn chế. Do vậy, rất cần sự vào cuộc hỗ trợ đồng bộ về mặt chính sách, sự chung tay của doanh nghiệp và sự chủ động từ phía HTX, người nông dân trong việc đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp.
Những tồn tại, bất cập trong ngành nông nghiệp nói chung và đối với người trồng lúa nói riêng đã diễn ra nhiều năm tưởng chừng khó tìm lời giải. Tuy nhiên, gần đây, với những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc thúc đẩy cơ giới hóa, chuyển hướng sản xuất xanh, theo chuỗi giá trị... đã và đang từng bước tạo những đổi thay mang tính bước ngoặt cho ngành sản xuất này.
Trong hơn 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đã có những bước thăng trầm. Đặc biệt, nền kinh tế đã chịu những cú sốc, những tác động chưa từng có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Ninh Bình đã quyết tâm kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời có những quyết sách sáng tạo, linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong phát triển, phục hồi kinh tế đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Đây là cơ sở quan trọng để Ninh Bình thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.
Gần 2 tuần qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gia tăng trở lại.
Hàng năm, diện tích gieo cấy ở Ninh Bình đạt gần 80 nghìn ha. Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay, cơ bản vẫn duy trì việc sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống. Vì vậy, việc hình thành chuỗi liên kết đồng bộ trong sản xuất lúa gạo là hết sức cần thiết nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những ngày này, cán bộ Trạm Y tế phường Thanh Bình (TP Hải Dương) hoạt động hết công suất, không kể ngày đêm, ngày nghỉ cuối tuần để tư vấn, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà.
Những ngày áp Tết, lượng bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh nên cán bộ y tế ở các cơ sở điều trị, cách ly rất vất vả, áp lực.
Ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT đối với đồng chí Đinh Văn Khiêm, Trưởng phòng Nghiệp vụ - tổng hợp, Sở Nông nghiệp & PTNT. Đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và trao quyết định bổ nhiệm.
Năm 2021, vượt lên khó khăn, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt của ngành chức năng, sự nỗ lực thích ứng của nông dân, doanh nghiệp, HTX, nông nghiệp Ninh Bình vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 2,87%, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Chiều 30/12, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh đã tổ chức tổng kết Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ X (2020-2021) và phát động hội thi lần thứ XI (2022-2023). Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thi dự hội nghị.
Không ngại vất vả, sẵn sàng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh, lực lượng chống dịch tuyến đầu của tỉnh đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
8 học sinh lớp 3D Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương) có biểu hiện đau đầu, sôi bụng, buồn nôn.
Không khí lạnh những ngày cuối tháng tư mang lại cảm giác xuyến xao, lạ lẫm. Khách bộ hành qua địa phận xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh) không khỏi ngỡ ngàng trước sắc vàng rực rỡ của vườn hoa hướng dương đang thời đẹp nhất. Những bông hoa hướng dương căng đầy sức sống, mạnh mẽ vươn lên hứng tia nắng mặt trời- khoảnh khắc khiến du khách mê say, quên cả lối về.
Huyện Yên Khánh là một trong những đơn vị tốp đầu trong phong trào thể thao học đường của tỉnh ta. Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều trường học trên địa bàn đã đầu tư cơ sở vật chất để đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT). Thông qua các giờ học thể chất, hoạt động trong các CLB thể thao, học sinh không chỉ được nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện ý chí, kỷ luật và xây dựng lối sống lành mạnh.
Trong những ngày qua, người dân Hải Dương không phân biệt lứa tuổi, ngành nghề, tầng lớp đã phát huy trách nhiệm công dân, tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19.