Thành lập từ trong kháng chiến ở vùng đất Lộc Giang năm 1964, đến nay, Tạp chí Văn nghệ Long An trải qua một hành trình dài, là minh chứng cho sức sống của dòng chảy văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Qua nhiều giai đoạn phát triển, dù đối mặt không ít khó khăn, Tạp chí Văn nghệ Long An luôn là nơi gặp gỡ, nuôi dưỡng, giới thiệu những tài năng nghệ thuật, đồng hành với đời sống tinh thần của người dân trong công cuộc kháng chiến, xây dựng và hội nhập.
Nhà thơ Đinh Thị Thu Vân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn Nghệ Long An, tỉnh Long An) cho biết, chị sáng tác bài thơ Nếu không có ngày ba mươi tháng Tư vào đúng dịp kỷ niệm 6 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1981). Chị gửi bài thơ cho Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) và được báo này đăng trong tháng 5/1981. Bài thơ sau đó đã đoạt giải C cuộc thi Thơ Tuần báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980-1981.
Hình thành và phát triển trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) của Long An kế thừa, phát huy mạnh mẽ tinh thần quả cảm, sáng tạo, luôn đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh nhà. Suốt 50 năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ (VNS), người làm nghệ thuật ở Long An không ngừng sáng tạo, phát triển VHNT, phản ánh sâu sắc đời sống người dân và sự đổi thay về mọi mặt của một Long An 'Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc'.
Bài thơ 'Chút lạnh đầu xuân' của Đinh Thị Thu Vân thể hiện khát vọng được xóa bỏ khoảng cách, mong được ở bên cạnh người mình yêu.
Tối 12/02, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (LHVHNT) tỉnh Long An tổ chức Ngày thơ Việt Nam năm 2025 với chủ đề Tổ quốc bay lên.
Chiều 14/11, tại Nhà Xuất bản Hội Nhà văn (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức cuộc giao lưu với các nhà văn Hàn Quốc và ra mắt tập thơ song ngữ Việt-Hàn 'Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau'.
Đánh thức sông Hồng (Nhà xuất bản Văn học) là tập thơ thứ tư của Huỳnh Thúy Kiều, sau các tập Kiều Mây, Giấu anh vào cỏ xanh, Ru giấc phù sa. Vẫn mang nặng hồn vía chân chất của người đồng bằng Nam Bộ, Huỳnh Thúy Kiều lần này rong ruổi bước chân đến Hà Nội, Huế, Ban Mê Thuộc... hòa mình vào bản tình ca yêu thiên nhiên và con người rộng lớn khắp đất nước.
Thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã rất say mê chuyền tay nhau đọc thơ của mấy nhà thơ nữ phía Nam như: Lê Thị Kim, Song Hảo, Đinh Thị Thu Vân... Chị Vân khi ấy rất nổi tiếng với 2 bài thơ 'Nếu không có ngày ba mươi tháng tư' và 'Con tem quân đội'.
'Kề cận nhé khi còn có thể' là bài thơ tình hay, chất chứa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu, khao khát được nâng niu từng khoảnh khắc yêu.
Tối 24/02, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu 2024 với chủ đề Bản hòa âm đất nước. Đến dự có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Huỳnh Văn Thanh; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh - Nguyễn Tấn Quốc.
Tôi cứ tưởng mình đã rất rành, sành, thuộc cà phê vì 'chiến tích' nghiện cà phê hơn bốn mươi năm nay, vì sự nghiêm cẩn trong thú thưởng thức, vì cả sự tung tẩy trong các cách tiếp cận...
Nhạc sĩ Trịnh Hùng sinh ra và lớn lên ở xã Tân Phú, huyện Đức Hòa - một làng quê thuần nông ven sông Vàm Cỏ Đông. Có lẽ, nhờ hạt gạo và dòng nước quê hương, nhất là câu hò, điệu lý đã dưỡng nuôi và hình thành trong anh tình yêu quê hương, đất nước để rồi tình yêu ấy đã đồng hành với anh trong các sáng tác cho mãi đến hôm nay. Khi nhắc đến quê hương, người con xa xứ nào cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến... Nhạc sĩ Trịnh Hùng cũng vậy!
Nếu không có ngày Ba mươi tháng Tư Đừng trách gì nhé anh, hãy nghe em kể hết Những nghĩ suy nông nổi của một thời Những trống trải không cách gì xua đuổi Nếu không có ngày Ba mươi tháng Tư Nếu không có ngày Ba mươi tháng Tư Em giờ vẫn như thuở nào, sợ tay mình lấm đất Sẽ không biết tự khuyên mình những lời khuyên nghiêm khắc Không một lần dám sống hy sinh Và giữa dòng người cuộc sống gấp bon chen Em đâu biết tin ai một điều gì tuyệt đối Em sẽ đến với tình yêu bằng nửa trái tim yếu đuối Còn nửa tim kia đành giữ lại… để nghi ngờ Em sẽ không hề nghĩ đến mầm cây khi nhìn những giọt mưa Có thể rồi sẽ quên cả màu của lúa Quên bài địa lý quê hương, những miền nào đất đen, đất đỏ Sẽ nhọc nhằn khi định nghĩa chữ 'dòng kênh' Sẽ… rất nhiều, anh hiểu phải không anh Ngày tháng trước em là con ốc nhỏ Con ốc đa nghi cuộn mình trong lớp vỏ Sống vô tình mà ngỡ sống thông minh Anh có lạ lùng khi em nói em ghen Với quá khứ anh, những tháng ngày đánh Mỹ Em ghen với mắt nhìn tự tin, với nói cười thoải mái Ghen với những say mê em chưa có một lần Em ghen với bạn bè anh, ghen với những tâm hồn Từ dạo ấy tháng Tư giải phóng Để rồi anh đi, cái vỏ ốc bỗng vỡ tan dễ dàng như bong bóng Những khát vọng, tin yêu em đã gặp chính mình Em đổi những bé mọn của tâm hồn lấy lắm ngọt êm Lòng vẫn nghĩ: tháng Tư làm nhân chứng Ôi nhân chứng bao dung, nhân chứng vô cùng người lớn Làm thế nào em có thể đền ơn! Tháng Tư ơi xin đẹp mãi tâm hồn.
Tối 15/02, nhằm ngày Rằm tháng Giêng, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề Hãy sống và hy vọng. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Huỳnh Văn Thanh đến dự.
'Ru' là một bài thơ của Đinh Thị Thu Vân. Có lẽ đây là mạch cảm xúc khởi nguồn cho 'Những câu thơ em viết mất linh hồn' mà ta từng biết đến của chị.
Ký ức tháng Tư dương lịch - ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Tháng Tư dương lịch thường vào cuối tháng Hai, đầu tháng Ba âm lịch, cận kề với ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ vua Hùng.
'Cuối con đường đơn chiếc' là bài thơ thể hiện tình yêu bao dung của người phụ nữ trong thơ Đinh Thị Thu Vân.
Sáng 30-3, tại Thư viện tỉnh An Giang, Ban Tổ chức Cuộc thi Thơ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ VI-2020 tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sau hơn 3 tháng tạm hoãn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Không kể những người vốn sinh trưởng tại miền Tây Nam Bộ nhưng đã sống và làm việc ở nơi khác, các nhà văn nữ bám trụ vùng sông nước hiện nay không phải là ít.
Nhiều năm nay, mạng xã hội là kênh kết nối những người đồng sở thích về văn chương. Giờ đây, sân chơi văn chương trên thế giới ảo không còn ranh giới vùng miền, nghề nghiệp hay độ tuổi, và Đàn bà & thơ là một sân chơi như thế...
'Đàn bà thơ' là 'sân chơi chữ' sang trọng với những câu chuyện hay, những lời tâm tình sâu kín bằng thơ và những chia sẻ rất đời của những người phụ nữ yêu thơ.
Đọc những dòng thơ của Đinh Thị Thu Vân, nhiều người nghĩ chị còn trẻ lắm. Nhưng không, chị đang đi ngược hành trình, trở lại viết thơ tình khi gần tuổi 60.
'…nhớ/nhớ/nhớ/em chỉ muốn gục trên vai anh/vùi nhớ/làm sao cho em vài tích tắc/vài tích tắc thôi mà/vài tích tắc/vùi thương trên vai xa…/chứ nhớ đến thế này…/ơi cả người em/gầy xơ/từng li ti nhớ nhớ…'. Đọc những dòng thơ tràn nhớ, ai chẳng nghĩ Đinh Thị Thu Vân còn trẻ lắm. Nhưng không, chị đang đi ngược hành trình, trở lại viết thơ tình khi đã ngấp nghé tuổi 60.
Lặng lẽ đọc và viết, tiểu luận phê bình văn học của Nguyễn Văn Hòa đều đặn xuất hiện trên mặt báo cả nước. Anh hiện được đánh giá là một cây bút phê bình trẻ, uy tín trên văn đàn.
Trong nhiệm kỳ 2014-2019, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.