Đề xuất giao quyền tuyển và sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục; kỷ luật hiệu trưởng giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trong lễ tổng kết ở Quảng Bình; Việt Nam có 17 trường đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Liên quan tới việc nhiều trường ở huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) tạm dừng một số môn học do thiếu giáo viên, chính quyền địa phương đã sắp xếp, điều động được giáo viên dạy liên trường.
Sạt lở đất từ quả đồi phía sau ngôi trường khiến 263 học sinh THCS ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) phải sơ tán đến nơi khác.
Hơn 100 suất quà Tết được phóng viên Báo GD&TĐ tại Thanh Hóa trao tới học sinh khó khăn tại Trường THCS Giao Thiện (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Sau nhiều năm thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ của Đảng và Nhà nước, công tác PCGD trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo nền tảng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Trong 2 ngày 27 và 28/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Lang Chánh đã tổ chức Ngày hội STEM và Cuộc thi khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp huyện năm học 2023-2024.
Hai dãy phòng học cấp 4 của Trường THCS Giao Thiện, xã Giao Thiện (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) xây dựng nhiều năm đã xuống cấp.
Mưa, lũ liên tục gây ngập lụt, sạt lở trên diện rộng tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học.
Mưa to kéo dài, hàng chục nghìn học sinh, trẻ mầm non ở một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa phải nghỉ học.
Hàng trăm giáo viên ở các huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thanh Hóa 'mướt mồ hôi' hoàn tất hồ sơ để được nhận chế độ dạy HS khuyết tật.
Để nâng chất lượng phổ cập giáo dục mầm non vùng khó, nhiều thầy, cô phải băng rừng, lội suối vào tận bản để huy động trẻ ra lớp.
Hai người lính sau khi rời quân ngũ đã quyết tâm thi vào ngành sư phạm để trở thành nhà giáo.
Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp, tuy nhiên những năm qua chất lượng dạy và học bậc học mầm non tại huyện miền núi Lang Chánh đã có nhiều cố gắng.
Để chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ Chương trình, sách giáo khoa mới, tỉnh Thanh Hóa có kế hoạch, dự toán kinh phí tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông năm 2021.
Cùng với một số tỉnh/thành trong cả nước, sáng 22-2, tất cả trẻ mầm non, học sinh, học viên các trường mầm non, tiểu học (TH), TH&THCS, THCS, THCS&THPT, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã chính thức trở lại trường học.
Mục tiêu của xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG) nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong chất lượng giáo dục. Chính vì thế, nhiều năm qua, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế địa phương cũng như công tác huy động các nguồn lực còn hạn chế... khiến cho việc xây dựng trường CQG ở các huyện miền núi gặp không ít khó khăn.
Một số nhà hảo tâm, tổ chức thiện nguyện hứa xây tặng phòng học để xóa phòng tranh tre, nứa lá tại huyện Lang Chánh, nên chính quyền địa phương đã giải phóng mặt bằng để chờ xây dựng. Do đó, hàng chục trẻ Mầm non phải đi học tạm ở nhà văn hóa bản.
Chuẩn bị cho ngày tựu trường năm học mới sắp tới, người dân ở bản Sắng Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) cùng nhau dựng phòng học Mầm non cho con, em trong bản.