Ngày 14/4, Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trao kinh phí hỗ trợ từ chương trình 'Nâng bước em tới trường' cho 9 học sinh trên địa bàn huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia).
Tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang), nhiều người biết đến ông Dương Văn Phúc - một lão nông có nhiều năm gắn bó với Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Chính vì vậy, tên gọi 'Chú Út Biên phòng' cũng xuất phát từ đây. Hơn 10 năm nay, cứ mỗi sáng ra thăm vuông, thăm ruộng lúa là ông Phúc lại tranh thủ đến thăm các cột mốc chủ quyền nằm cạnh đám ruộng nhà mình…
Các cấp Đoàn tỉnh Kiên Giang chú trọng tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạgh, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc đến cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thông qua những chuyến về nguồn ý nghĩa.
Tỉnh Kiên Giang có hơn 200km đường biên giới trên biển và 56,8km đường biên giới đất liền, giáp với Vương quốc Campuchia. Những năm qua, bên cạnh nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, BĐBP Kiên Giang đặc biệt chú trọng công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Từ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ (huyện Giang Thành) thực hiện nhiều mô hình 'Dân vận khéo' hay, hiệu quả. Từ những mô hình này đã giúp quân và dân gắn bó mật thiết, chung tay bảo vệ đường biên giới hòa bình hữu nghị với nước bạn Campuchia.
Kiên Giang là tỉnh có đông đảo bà con đồng bào Khmer sinh sống. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn đồng hành giúp đỡ bà con xây dựng nông thôn mới, chủ động tham mưu với chính quyền địa phương nhiều mô hình sinh kế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát huy 'thế trận lòng dân' vững chắc.
Không chỉ làm nhiệm vụ cao cả bảo vệ biên giới, người lính Biên phòng Kiên Giang còn đồng hành, chăm lo đón Tết cho người dân vùng biên, mang đến cái Tết trọn vẹn, ấm áp, nghĩa tình.
Bám sát địa bàn, hiểu đặc điểm thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào Khmer, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ (BĐBP Kiên Giang) triển khai nhiều mô hình hỗ trợ các hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo, nâng chất lượng cuộc sống.
Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và Tà Keo thuộc Vương quốc Campuchia.
Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà còn tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ vững chắc đường biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Trong năm 2023, Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang và 10 huyện ủy, thành ủy biên giới, biển đảo của tỉnh đã chủ động phối hợp quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản của lãnh đạo, chỉ huy các cấp về nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Từ đó đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, biển đảo.
Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, cán bộ và chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) lại phấn khởi cùng các Mẹ Việt Nam Anh hùng và đồng bào Khmer vùng biên cùng đón Tết.
Dù đóng quân ở địa bàn biên giới, hay biển đảo, những người lính quân hàm xanh vẫn luôn nỗ lực chăm lo, hỗ trợ cho HSSV nghèo đến trường...
Công đoàn Trường ĐH Kiên Giang tặng quà, hỗ trợ cho trẻ em khu vực biên giới huyện Giang Thành.
Ngày 6/10/1975, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Rạch Giá (nay là BĐBP Kiên Giang) chính thức ra đời. Ngay sau khi được thành lập, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các đơn vị CANDVT tỉnh Rạch Giá đã khắc phục mọi khó khăn để tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phụ trách và lập những chiến công xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ biên giới.
Năm học mới 2023-2024, trẻ em nghèo vùng biên giới biển, đảo tỉnh Kiên Giang đến trường vui hơn nhiều so với những năm học trước. Các em có nhiều sách, vở, quần áo mới… do chính các cô chú BĐBP Kiên Giang trao tặng trước thềm năm học mới.
Tiếp tục chuyến công tác tại Kiên Giang, ngày 4/8, Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP đã đến thăm, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ biên giới tại Hải đội 2, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và Đồn Biên phòng cửa khẩu Giang Thành (BĐBP Kiên Giang). Cùng đi có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP và lãnh đạo các Cục, cơ quan chuyên môn Bộ Tư lệnh BĐBP.
Trong chuyến đi thực tế ở vùng biên cương phía Tây Nam của Tổ quốc vừa qua, chúng tôi được nghe người dân nói đến bộ đội biên phòng với sự yêu mến và tôn trọng.
Luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng 'quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh', toàn bộ 30 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Phú Mỹ đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu và hóa thân vào lòng đất Mẹ trong cùng một thời khắc lịch sử. Đây cũng là đơn vị duy nhất của lực lượng CANDVT cả nước đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh đến người cuối cùng để bảo vệ đơn vị, bảo vệ nhân dân và bảo vệ biên giới.
Rong ruổi trên đường tuần tra. Biển đầy nắng, gió. Tôi đã ở đó, cùng thức, cùng ngủ, cùng sinh hoạt và nghe những người lính chia sẻ câu chuyện thú vị trong quá trình bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc… Giờ về với đất liền, tôi muốn kể lại trải nghiệm khó quên đó trong những ngày ngắn ngủi ở một số đồn biên phòng Kiên Giang, Cà Mau.
Chuyến đi thực tế tới các đồn biên phòng ở tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, nơi biên giới Tây Nam của Tổ quốc bắt đầu từ 5h. Thành viên trong đoàn - gồm 17 người, có lãnh đạo Hội Nhà báo cùng cán bộ, phóng viên, biên tập viên của 7 cơ quan báo chí Hà Nội.
Hiện, mỗi năm, BĐBP nhận đỡ đầu gần 3.000 cháu và nhận nuôi 359 cháu có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới trong Chương trình 'Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng'. Thực tiễn đã chứng minh, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP; thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là tình cảm, sự tri ân của người lính Biên phòng hướng về đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Chương trình góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa BĐBP với nhân dân; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Gắn bó với biên cương Tây Nam, những cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh không chỉ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, mà còn kề vai sát cánh với bà con nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, chăm lo các gia đình chính sách. Đặc biệt, bằng trách nhiệm, tình yêu thương của mình, họ đã viết tiếp ước mơ đến trường cho nhiều trẻ em nghèo từ chương trình 'Nâng bước em tới trường'.
Ở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã và đang ngày, đêm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thực hiện '3 bám, 4 cùng', hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Báo Hànôịmới điện tử trân trọng giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết 'Ở nơi biên cương Tây Nam Tổ quốc'.
Những năm qua, công tác giáo dục chính trị (GDCT) luôn được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đặc biệt quan tâm chú trọng, coi đây là tiền đề căn bản và rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của toàn lực lượng. Vì vậy, các đơn vị BĐBP đã đề ra nhiều nội dung, giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm công tác GDCT cả về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp GDCT; coi trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị, báo cáo viên, tuyên truyền viên... Qua đó đã góp phần xây dựng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, giữ vững trận địa chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Đây là chuyến đi thực tế tìm hiểu, tuyên truyền về biên giới, hải đảo nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Hội Nhà báo TP Hà Nội và Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.