Sáng 18/01/2025, Liên Đoàn Billiard - Snooker Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai trương trụ sở mới và khai trương Câu lạc bộ Billiard Hà Nội.
Trong năm 2025, sự kiện SEA Games 33 tại Thái Lan sẽ là mục tiêu quan trọng mà thể thao Việt Nam hướng đến. Đó cũng là trọng tâm mà tập thể người lao động, huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thuộc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TPHCM xác định tập trung để đóng góp nguồn lực làm rạng danh thể thao nước nhà.
Năm 2025 được xem là năm bản lề của thể thao Việt Nam (TTVN) với nhiều nhiệm vụ quan trọng như triển khai Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thi đấu tốt tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 33 (SEA Games 33); xây dựng lực lượng hướng tới Asian Games 2026 và Olympic 2028.
Hành trình công tác trong năm 2024 với nhiều cơ hội, cũng lắm thách thức, song tập thể người lao động, huấn luyện viên, vận động viên thuộc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (HLTTQG) TPHCM luôn nỗ lực vững bước, góp phần làm rạng danh thể thao Việt Nam.
Tối 10/1/2025, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) đã diễn ra chương trình Gala Cúp Chiến thắng 2024 với sự tham dự của đông đảo các vận động viên, huấn luyện viên và người hâm mộ thể thao trong nước.
Tối 10-1, cơ thủ Trần Quyết Chiến và xạ thủ Trịnh Thu Vinh đã giành Cúp Chiến thắng 2024 ở hạng mục 'Nam vận động viên (VĐV) của năm' và 'Nữ VĐV của năm'.
Mục tiêu của thể thao Việt Nam là duy trì trong tốp ba đoàn dẫn đầu tại các kỳ SEA Games, top 20 tại các kỳ Asiad và có huy chương tại Olympic. Trước mắt, thể thao Việt Nam hướng tới thành tích tốt tại SEA Games 33 trong năm 2025.
Chiều 6/1, sân bay Nội Bài như 'nổ tung' khi nhiều cổ động viên mang theo cờ đỏ sao vàng, kèn trống và những tiếng hò reo vang dội, chào đón đội tuyển Việt Nam trở về sau chiến thắng lịch sử tại AFF Cup 2024.
Sau gần 3 giờ thi đấu đầy hào hứng, quyết liệt trên cung đường quen thuộc nhưng đầy thử thách, giải Vô địch quốc gia Việt dã leo núi 'Chinh phục đỉnh cao Bà Rá' lần thứ 30, năm 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trưa 6-1, Ban tổ chức đã bế mạc và trao giải cho các đoàn, các vận động viên (VĐV) đạt thành tích cao.
Xe cứu thương sẽ đón Xuân Son ở sân bay Nội Bài, trong khi xe buýt 2 tầng đón ĐT Việt Nam về nước mừng công.
Năm 2025 là năm đầu tiên thể thao thành tích cao Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với hàng loạt mục tiêu quan trọng.
Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Đặng Hà Việt nhấn mạnh, một trong những mục tiêu hàng đầu của thể thao Việt Nam (TTVN) trong năm 2025 là đầu tư trọng điểm cho các môn, các vận động viên (VĐV) để có thể nâng tầm vị thế thể thao nước nhà thông qua thành tích quốc tế trong tương lai gần.
Ngày 2-1, tại Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Năm 2025 được xem là năm bản lề của thể thao thành tích cao Việt Nam trong thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045. Người ta đang chờ sự đột phá trong năm bản lề này dù biết rằng sẽ không dễ...
Trên thế giới, kinh tế thể thao đã trở thành ngành công nghiệp 'đẻ trứng vàng' của nhiều quốc gia nhưng tại Việt Nam, thể dục thể thao vẫn đang được xem như là hoạt động giải trí, rèn luyện sức khỏe, chưa khai thác nhiều đến yếu tố kinh tế.
Sáng 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Ngành thể thao đã tổ chức bầu chọn HLV, VĐV tiêu biểu toàn quốc 2024 để tìm ra các gương mặt xứng đáng nhất trong năm thi đấu.
Ngày 26/12 tại Trung tâm thể thao Ba Đình, Hà Nội diễn ra cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Theo đó, xạ thủ Trịnh Thu Vinh và nữ VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Bích Tuyền được đánh giá cao trong cuộc bầu chọn lần này.
Năm 2024, Thể thao Việt Nam đã giành được tổng số 1.214 huy chương quốc tế, trong đó có 482 Huy chương Vàng, 360 Huy chương Bạc, 372 Huy chương Đồng.
Sáng 19/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã có buổi tiếp và hội đàm với Thứ trưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao quốc gia Trung Quốc Trương Gia Thắng.
Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho thể thao còn hạn chế, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho lĩnh vực này là rất cần thiết.
Tối 4-12 tại đường Lê Lợi (quận 1), giải Vô địch Teqball thế giới 2024 do UBND TPHCM phối hợp với Liên đoàn Teqball quốc tế (FITEQ) tổ chức chính thức khai mạc. Giải đấu diễn ra từ ngày 3 đến 8-12, thu hút 221 vận động viên (VĐV) đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.
Các bên ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch golf tại Việt Nam để có các sản phẩm giữa thể thao và du lịch hấp dẫn.
Chiều 28/11, tại Hà Nội, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Công ty TNHH 54 Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển du lịch Golf tại Việt Nam.
Trước thềm Khai mạc Lễ hội Golf Việt Nam - Nha Trang 2024, diễn ra lúc 20g hôm nay 27-11, người dân và du khách háo hức đến tham dự, khuấy động thành phố biển.
Lần đầu tiên, một tác giả người Việt Nam ghi dấu ấn trên nền tảng xuất bản khoa học uy tín Routledge với công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thể thao.
Để triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương là một trong những yếu tố tiên quyết.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo VĐV và tổ chức thi đấu thể thao ở cấp quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng được đề cấp trong Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 1189/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là chiến lược). Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược, ngành thể thao cần có giải pháp mang tính đột phá.
Chiều 11-11, tại Hà Nội, Cúp Chiến thắng 2024 - giải thưởng được ví như 'Oscar Thể thao Việt' được công bố và khởi động mùa trao giải lần thứ 8.
Để đạt các mục tiêu đưa bóng đá nam vào tốp 10 châu Á, bóng đá nữ thuộc tốp 8 châu Á, đồng thời giành quyền tham dự World Cup theo Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã đưa ra những nhiệm vụ cần phối hợp triển khai và một số giải pháp chính.
Chiều 11-11, tại Hà Nội, Cúp Chiến thắng 2024 - giải thưởng được ví như 'Oscar Thể thao Việt' được công bố và khởi động mùa trao giải lần thứ 8.
Cúp Chiến thắng lần 8, giải thưởng thường niên được ví như 'Oscar thể thao Việt' do Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) và Công ty CP Thương mại và nội dung Số Việt (Vietcontent) phối hợp Cục Thể dục-Thể thao tổ chức với 11 hạng mục cùng mức thưởng 750 triệu đồng.
Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp.
Trong tuần tới, một 'hội nghị Diên Hồng' về tầm nhìn cho thể thao Việt Nam tới 2045 sẽ được tổ chức. Tầm nhìn chúng ta đã có, nhưng để mang những tấm huy chương ở những đấu trường như Olympic là không hề dễ dàng.
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Thể thao thành tích cao nước ta cần duy trì thứ hạng trong top 3 tại các kỳ SEA Games và top 20 tại các kỳ ASIAD. Muốn hoàn thành trọn vẹn cả hai mục tiêu ấy, những người làm thể thao cần nhanh chóng bắt tay vào quá trình chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Trong bối cảnh thể thao Việt Nam đang hướng đến hàng loạt mục tiêu mang tính lâu dài, bền vững vượt tầm khu vực, nguồn ngân sách nhà nước có hạn thì việc tìm nguồn lực đầu tư cho các giải đấu thể thao, hỗ trợ vận động viên cần được coi trọng.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, kinh tế thể thao đã có những bước phát triển và mang hiệu quả lớn.
Sáng 18/10, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Bộ VHTTDL và các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương và Hồ An Phong đồng chủ trì Hội nghị.
Đấy là ý kiến phát biểu của Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt tại Diễn đàn Kinh tế thể thao diễn ra sáng 17/10 tại Hà Nội.
Sáng 15/10, Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao + Nhật Bản lần thứ 7 đã diễn ra.
Chuyên gia Park Chung-gun, nguyên HLV trưởng đội tuyển bắn súng quốc gia Việt Nam, được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba sau 10 năm cống hiến bền bỉ giúp bắn súng Việt Nam đạt được nhiều thành tích xuất sắc.
Sáng 8/10, Cục TDTT, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân ông Park Chung-gun, nguyên chuyên gia, HLV trưởng Đội tuyển Bắn súng Việt Nam.
Sáng 1/10, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4, Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội thao Thể thao quốc phòng năm 2024.
Ông Park Chung-gun sẽ không trở lại Việt Nam dự buổi họp gia hạn hợp đồng với đội tuyển bắn súng.
Giải đấu đã khép lại những nội dung tranh tài và từng đơn vị có được kết quả chung cuộc trong nội dung của mình.
Thể thao Việt Nam cần chiến lược mang tính đột phá về đầu tư trọng điểm.
Gần nửa tháng sau ngày đáo hạn hợp đồng, HLV Park Chung-gun của đội tuyển bắn súng Việt Nam mới nhận được lời mời gia hạn hợp đồng của Cục Thể dục thể thao.