Sứ mệnh cao cả những nghề nghiệp thầm lặng trong xã hội

'Kể người nghe chuyện nghề' là dự án được thành lập bởi nhóm sinh viên lớp Truyền thông chính sách K41, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Dự án được thành lập mang sứ mệnh lan tỏa những nghề nghiệp ít người biết đến tới với mọi người, đưa ra những góc nhìn độc đáo, đa dạng về giá trị của các công việc thầm lặng nhưng vẫn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội.

“Kể người nghe chuyện nghề” đã gặp gỡ những người đã dành cả cuộc đời để làm việc trong thầm lặng, nhưng sự cống hiến và tận tụy của họ là không thể phủ nhận.

Cô Nguyễn Thị Kim Oanh - công tác tại trường THPT Cơ sở Hy Vọng 23 năm chia sẻ

Cô Nguyễn Thị Kim Oanh - công tác tại trường THPT Cơ sở Hy Vọng 23 năm chia sẻ

Cô Oanh - người mẹ thứ 2 của những đứa trẻ khiếm khuyết, về với các em từ ngày cô chỉ là cô sinh viên sư phạm mới ra trường. Dành cả tuổi xuân của mình để chắp cánh cho các em, nếu không phải tình yêu, thì liệu điều gì có thể giữ chân cô gái trẻ năm ấy…

Anh Nguyễn Thế Tùng - 34 tuổi với kinh nghiệm làm nghề 8 năm

Anh Nguyễn Thế Tùng - 34 tuổi với kinh nghiệm làm nghề 8 năm

Là một người trẻ, nhưng anh Tùng lại chọn gắn đời mình với cái nghề lạ. Như người nghệ sĩ, bàn tay anh khéo léo, trái tim anh ấm áp, anh mang vẻ đẹp thanh bình đến với những người đã khuất. Và anh gọi đó là “hạnh phúc”.

Ông Nguyễn Văn Đĩnh - làm nghề trên 50 năm

Ông Nguyễn Văn Đĩnh - làm nghề trên 50 năm

Ông Đĩnh đã dành cả đời mình cho thứ tò he xanh đỏ. Đến với nghề bằng niềm đam mê, ông là người truyền lửa cho thế hệ nối tiếp, là người truyền tải những giá trị văn hóa tốt đẹp của một thứ quà tuổi thơ. Niềm tin vào thế hệ trẻ, vào tương lai của nghề nặn tò he chính là động lực để các nghệ nhân tiếp tục cống hiến, gìn giữ và lan tỏa nét đẹp truyền thống này.

Cô Ngô Hoàng Lan - 46 tuổi cùng tuổi nghề hơn 10 năm

Cô Ngô Hoàng Lan - 46 tuổi cùng tuổi nghề hơn 10 năm

Cô Lan đã rong ruổi cùng chiếc xe rác 10 năm nay, vui có, tủi có. Nhưng cô chỉ nhớ đến những điều đẹp đẽ, những tình yêu thương mà cô nhận về, lấy đó làm động lực để thêm yêu công việc của mình.

Những lời trải lòng rất đỗi mộc mạc, rất đỗi bình thường, nhưng lại là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cống hiến, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm với cái nghề mà họ đã kiên định theo đuổi. Nhờ sự kiên trì, niềm đam mê và lòng tự hào ấy đã giúp những nghề thầm lặng này thật đáng quý và đáng được tôn vinh.

BTC "Kể người nghe chuyện nghề"

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/su-menh-cao-ca-nhung-nghe-nghiep-tham-lang-trong-xa-hoi-a25041.html