Samsung trong cuộc đua giành quyền thống trị mạng 5G

Khi 2020 được coi là năm quan trọng của mạng 5G, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang nỗ lực tiếp quản vị trí thống trị của Huawei khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc đang phải chịu đựng nhiều thách thức.

Khi 2020 được coi là năm quan trọng của mạng 5G, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang nỗ lực tiếp quản vị trí thống trị của Huawei khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc đang phải chịu đựng nhiều thách thức.

Cty nào sẽ thống trị lĩnh vực cung cấp phần cứng mạng 5G có thể được quyết định vào năm 2020. Ảnh: iStock

Cty nào sẽ thống trị lĩnh vực cung cấp phần cứng mạng 5G có thể được quyết định vào năm 2020. Ảnh: iStock

Samsung và Huawei là hai Cty duy nhất cung cấp giải pháp 5G trọn gói, bao gồm chip, trạm gốc, giải pháp ảo hóa và điện thoại thông minh chạy trên mạng viễn thông di động thế hệ thứ năm (5G). Đối với Samsung, thiết bị mạng viễn thông, được cung cấp cho các nhà mạng, chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh, không nhằm nhò gì so với chip bộ nhớ và điện thoại di động - hai lĩnh vực mà Cty này đang dẫn đầu thế giới.

Năm ngoái, Samsung chỉ chiếm 6,6% thị phần thiết bị tổng thể, so với Huawei, 31%. Nhưng sau khi Hàn Quốc đã đưa mạng 5G vào kinh doanh kể từ tháng 4 vừa qua, Samsung tập trung năng lượng vào lĩnh vực phần cứng 5G. Cty phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn phía trước.

Phát triển nhanh chóng

Ông Kim Young-ki, người đứng đầu bộ phận kinh doanh mạng của Samsung Electronics, cho biết vào tháng 6-2018 rằng Samsung sẽ chiếm được hơn 20% thị trường thiết bị 5G toàn cầu vào năm 2020. Và kể từ tuyên bố của ông Kim, Samsung đã có những bước tiến lớn.

Hiện tại, Samsung cung cấp thiết bị 5G cho hai trong số 3 nhà cung cấp dịch vụ 5G đầu tiên trên thế giới, SK Telecom và KT, cả ở Hàn Quốc, nơi các dịch vụ 5G trên toàn quốc đã khởi động vào tháng 4. Samsung cũng cung cấp các điện thoại hỗ trợ mạng 5G đầu tiên. Ngoài Hàn Quốc, Samsung cung cấp thiết bị 5G cho Verizon và Sprint tại Mỹ, cả hai đều chạy các dịch vụ 5G giới hạn. Cty cũng cung cấp thử nghiệm thiết bị Samsung 5G cho Telefonica của Đức, cũng như AT&T và T-Mobile của Mỹ.

Tháng 10, Samsung giành được hợp đồng cung cấp thiết bị mạng di động 5G cho KDDI, Cty viễn thông lớn thứ hai Nhật Bản. Chi tiết của thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng các phương tiện truyền thông địa phương cho biết thiết bị 5G do Samsung cung cấp dự kiến trị giá 2 tỷ USD trong 5 năm tới. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc, Samsung đã chiếm 36% doanh số thiết bị mạng 5G toàn cầu trong quý I năm nay – giữ vị trí hàng đầu - tiếp theo là Ericsson và Huawei, cả hai chiếm 28% và Nokia với 14% . Sự đột biến đó cho thấy đội ngũ của Samsung Electronics, nơi thường tập trung vào chất bán dẫn và thiết bị kỹ thuật số tiêu dùng, đã thành công với mạng 5G.

Nhìn về tương lai

Thành công ban đầu của Samsung nhờ vào thị trường Hàn Quốc và Mỹ, nơi dịch vụ 5G được ra mắt sớm hơn so với các khu vực khác. Trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen - cáo buộc Cty của Trung Quốc xây dựng công nghệ gián điệp trong các hệ thống của mình - và buộc các đồng minh không sử dụng các sản phẩm của Huawei trong mạng của họ.

“Hiện tại, Samsung đang chiếm thị phần thiết bị 5G cao hơn so với các đối thủ vì chỉ một số quốc gia, như Hàn Quốc và Mỹ, đã thương mại hóa dịch vụ 5G”, một chuyên gia trong ngành cho biết. “Chúng ta cần xem Samsung hoạt động như thế nào trong tương lai, có khả năng duy trì vị thế hiện tại của mình hay không vì ngày càng nhiều quốc gia thương mại hóa dịch vụ 5G”.

Chuyên gia này nói thêm rằng các dịch vụ 5G sẽ được ra mắt tại khoảng 50 quốc gia vào năm tới, tạo ra các chiến trường mới cho những người chơi. Trong số những người đang tìm kiếm sự thống trị, Huawei dự kiến sẽ thắng lớn từ mạng 5G trong nước. Và bất chấp lệnh cấm của Washington, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc cho đến nay đã giành được 50 hợp đồng với các quốc gia bao gồm Thụy Sĩ, Anh, Phần Lan và thậm chí cả Hàn Quốc, theo một báo cáo truyền thông dẫn lời ông Ryan Ding, Giám đốc kinh doanh của Huawei.

Nokia của Phần Lan cũng đang có những động thái tiến tới. Nokia cho biết trong một thông cáo báo chí hồi tháng 6 rằng họ đã giành được 42 giao dịch 5G thương mại với các nhà mạng trên toàn thế giới - 22 trong số đó với các khách hàng lớn như T-Mobile, Telia Company và SoftBank. “Các thỏa thuận, thử nghiệm và bản demo của mạng 5G của Nokia cũng bao gồm hơn 100 cam kết của khách hàng 5G cho đến nay. Kể từ khi công bố hợp đồng 5G thương mại thứ 30 vào cuối tháng 3, cứ mỗi tuần, trung bình Cty giành được một hợp đồng lớn”, thông cáo cho biết.

Và Ericsson của Thụy Điển cũng tuyên bố đã giành được 30 hợp đồng 5G được công bố công khai.

2020 - năm quan trọng đối với mạng 5G

Vì tất cả những lý do này, Samsung phải đối mặt với một năm đầy thách thức phía trước. Các chuyên gia cho rằng Huawei vẫn là mối đe dọa lớn trong lĩnh vực này. Cty Trung Quốc có khả năng cạnh tranh về giá và lợi thế công nghệ với tư cách là người nắm giữ số lượng lớn nhất các bằng sáng chế thiết bị viễn thông. Huawei cũng có vị trí cực kỳ tốt nhờ sự ra mắt dịch vụ 5G của Trung Quốc vào đầu tháng này.

Vai trò của Samsung trong thương mại hóa mạng 5G đầu tiên trên thế giới tại Hàn Quốc là tài sản quý giá của tập đoàn, có sức mạnh R&D và đủ bằng sáng chế trong lĩnh vực quan trọng của viễn thông 5G - mặc dù tổng số bằng sáng chế của họ không phù hợp với Huawei, ông Kim Kim nói thêm. Chuyên gia Pundits nói rằng, ngoài lợi thế đầu tiên mà Samsung có được, thì vai trò là nhà cung cấp giải pháp 5G trọn gói và khả năng miễn dịch đối với các mối quan ngại về bảo mật của Mỹ là những thế mạnh tiếp theo. Việc Huawei bị đưa vào danh sách đen tạo cho Samsung một cơ hội đặc biệt để nắm bắt một lĩnh vực lớn trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Kinh doanh thiết bị viễn thông của Samsung dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn trong kỷ nguyên 5G so với các thời kỳ trước khi Cty chủ động trong thị trường 5G mới phát triển, như đã thể hiện trong thị phần toàn cầu trong quý đầu tiên của năm nay”, ông Pundits cho biết.

Hơn nữa, dường như có sự ủng hộ tích cực cho lĩnh vực này trong các thành phần cấp cao của tập đoàn điện tử - một yếu tố quan trọng trong các tập đoàn do gia đình thống trị tại Hàn Quốc. “Sự thay đổi của Samsung về kinh doanh thiết bị viễn thông cũng được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh”, chuyên gia Pundits nhận định.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_216363_samsung-trong-cuoc-dua-gianh-quyen-thong-tri-mang-.aspx