Quảng Ninh: Xã Hòa Bình xây dựng nông thôn theo hướng phát triển đô thị

Xã Hòa Bình trước đây thuộc vùng núi Hoành Bồ khi nhập về thành phố Hạ Long kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, sau một năm thì đạt nông thôn mới. Gần đây, Thành ủy Hạ Long có Nghị quyết 78 ưu tiên đầu tư cho các xã, đã tạo động lực mới xây dựng nông thôn theo hướng phát triển đô thị.

Xã Hòa Bình thôn bản trù mật xây dựng nông thôn theo hướng phát triển đô thị.

Xã Hòa Bình thôn bản trù mật xây dựng nông thôn theo hướng phát triển đô thị.

Xã Hòa Bình diện tích đất tự nhiên 7.966,01ha; trong đó, đất lâm nghiệp 6.813,22ha, đất sản xuất nông nghiệp 82,67ha, đất cấy lúa là 47,9ha, đất trồng cây hàng năm 55,59ha, đất phi nông nghiệp 734,35ha. Xã chỉ có 2 thôn với 331 hộ, 1.345 nhân khẩu, người dân tộc thiểu số chiếm 92,7%. Năm 2023, thu ngân sách Nhà nước là 7.068,7 triệu đồng, tựu chung là một xã nghèo.

Hệ thống điện chiếu sáng dọc Tỉnh lộ 326, đoạn từ đầu thôn Đồng Lá đến cuối thôn Thác Cát đêm đến điện thắp sáng chưng “núi rừng có điện thay sao” thơ Tố Hữu.

Hệ thống điện chiếu sáng dọc Tỉnh lộ 326, đoạn từ đầu thôn Đồng Lá đến cuối thôn Thác Cát đêm đến điện thắp sáng chưng “núi rừng có điện thay sao” thơ Tố Hữu.

Xã Hòa Bình đón Nghị quyết 78 của Thành ủy Hạ Long như một thời cơ mới, có chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Mục tiêu đầu tư hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, kết nối nội vùng, liên vùng, kết nối với trung tâm thành phố, từ trung tâm xã đến thôn, các vùng sản xuất tập trung, các tuyến, điểm du lịch và các địa phương lân cận theo lộ trình từng năm, từng giai đoạn, bố trí diện tích hành lang giao thông phù hợp đáp ứng yêu cầu mở rộng trong tương lai.

Xã vùng cao Hòa Bình được phường Bạch Đằng và phường Hồng Gai ở thành thị hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng nông thôn mới.

Xã vùng cao Hòa Bình được phường Bạch Đằng và phường Hồng Gai ở thành thị hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng nông thôn mới.

Xã bám sát định hướng quy hoạch, từng bước đầu tư các trục đường liên thôn chiều rộng tối thiểu trên 7,5m, được lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường. Quy hoạch quỹ đất dọc hai bên các tuyến đường đi qua trung tâm xã để phát triển dịch vụ; khuyến khích người dân sinh sống thành cụm dân cư, từ đó hình thành quỹ đất để quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, manh mún.

17 hộ gia đình trồng bí xanh, bí đỏ với tổng diện tích là 2,5ha. Trung bình mỗi hộ thu nhập 22,3 triệu đồng/vụ.

17 hộ gia đình trồng bí xanh, bí đỏ với tổng diện tích là 2,5ha. Trung bình mỗi hộ thu nhập 22,3 triệu đồng/vụ.

Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xã có 1 chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán, giao lưu văn hóa của người dân và góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.

Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa - thể thao, nhà văn hóa xã, các nhà văn hóa thôn, gắn với nét kiến trúc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên phân bổ, sử dụng nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất các trường học đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất. Tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế chất lượng cao. Phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, phối hợp với các nhà mạng đầu tư các trạm BTS, xóa toàn bộ các điểm lõm sóng khu vực trung tâm các thôn, xã. Phối hợp triển khai đầu tư, xây dựng, đấu nối hệ thống cung cấp nước sạch.

Các hộ gia đình tự phân loại chất thải rắn đầu nguồn đạt trên 50%; công cụ lao động, bao bì, chai lọ chứa hóa chất bảo vệ thực vật được thu gom xử lý riêng.

Các hộ gia đình tự phân loại chất thải rắn đầu nguồn đạt trên 50%; công cụ lao động, bao bì, chai lọ chứa hóa chất bảo vệ thực vật được thu gom xử lý riêng.

Về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân nông thôn; công tác quy hoạch sử dụng đất đai; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp nhất là những diện tích đất nông nghiệp cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với định hướng Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 theo Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ và được nghiên cứu cụ thể hóa trong các Đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã; xác định rõ các vị trí, quy mô diện tích đất để phục vụ sản xuất cho các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và bảo quản chế biến nông sản.

Nhiều căn hộ sân vườn, nhà xây dựng kiểu biệt thự khang trang trong thôn bản.

Nhiều căn hộ sân vườn, nhà xây dựng kiểu biệt thự khang trang trong thôn bản.

Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, định hướng phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa để thu hút các tác nhân đầu tư vào nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai như: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nông nghiệp; thủ tục về chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê đất; thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư...

Tuyến đường hoa Khe Danh, thôn Đồng Lá xây dựng thí điểm để nhân rộng ra các thôn bản.

Tuyến đường hoa Khe Danh, thôn Đồng Lá xây dựng thí điểm để nhân rộng ra các thôn bản.

Sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín hiệu thị trường trong điều kiện đảm bảo diện tích đất lúa do tỉnh phân bổ. Chuyển đổi một số đất trồng lúa, đất màu kém hiệu quả sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp khác như chuyển đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây rau, cây hoa. Ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt để thu hút doanh nghiệp thuê đất lâu dài của hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ người dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để tạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.

Năm 2024, xã xây thêm 4 phòng học, có thêm 1 phòng tin học - ngoại ngữ.

Năm 2024, xã xây thêm 4 phòng học, có thêm 1 phòng tin học - ngoại ngữ.

Đảm bảo quỹ đất để phát triển dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp như nhà máy chế biến, khu thương mại, giới thiệu nông sản. Khuyến khích, hỗ trợ hộ nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, thuê đất để phát triển kinh tế gia trại, trang trại; hỗ trợ Hợp tác xã thuê đất để phát triển cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Quy hoạch, chỉnh trang diện mạo nông thôn miền núi mà dân cư tập chung theo hướng phát triển đô thị.

Quy hoạch, chỉnh trang diện mạo nông thôn miền núi mà dân cư tập chung theo hướng phát triển đô thị.

Thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất; thực hiện đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác… đồng thời rà soát hạ tầng phục vụ sản xuất, điều chỉnh, bổ sung theo hướng đô thị hóa vùng nông thôn và phát triển du lịch; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghệ thông tin, các công trình nước sạch, ưu tiên đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Xã được giao làm chủ đầu tư 2 tuyến mương nội đồng ở thôn Đồng Lá, tổng cộng chiều dài 590m.

Xã được giao làm chủ đầu tư 2 tuyến mương nội đồng ở thôn Đồng Lá, tổng cộng chiều dài 590m.

Đẩy mạnh thực hiện liên kết 4 nhà (Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học), trong đó đặc biệt tăng cường mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp - nông dân. Đưa sản phẩm nông sản tham gia chuỗi giá trị, nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Tập trung thu hút, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đồng thời áp dụng tối đa cơ chế chính sách ưu đãi để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến sâu nông sản. Nâng cao chất lượng, giá trị đối với các sản phẩm hiện có trên địa bàn: Bí xanh, dưa hấu, cam, bưởi da xanh, cây dược liệu như cát sâm.

Quy hoạch, hình thành các vùng trồng cây gỗ lớn, cây bản địa, cây dược liệu dưới tán rừng, vùng chăn nuôi tập trung, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, bền vững, nghiêm cấm sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất không rõ nguồn gốc trong trồng trọt, chăn nuôi.

Lựa chọn và tập trung phát triển các sản phẩm đặc thù, có thế mạnh, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng cây ăn quả, cây dược liệu và cây khác có giá trị kinh tế cao; thực hiện chuyển đổi theo đúng quy định đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Khuyến khích mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường, chăn nuôi hữu cơ gắn với các giống đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao; gắn chăn nuôi với giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách của Nghị quyết số 337/2021 của HĐND tỉnh ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện lộ trình chuyển đổi từ rừng trồng cây gỗ nhỏ, sang trồng rừng cây gỗ lớn và các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao gắn với thực hiện cơ chế chăm sóc, giám sát thường xuyên, góp phần bảo vệ vùng nước đầu nguồn tại các hồ đập trên địa bàn.

Hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng; phát triển công nghiệp chế biến sâu lâm sản gắn với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu; quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên gắn với nâng cao chất lượng rừng. Chuyển mạnh tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ, nâng cao tính hàng hóa, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của nông sản gắn với xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và mở rộng thị trường nông sản. Xây dựng phương án, kế hoạch đồng bộ giữa khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kênh phân phối an toàn, ổn định, tạo sự tin tưởng cho người nông dân, nhất là trong quá trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo định hướng của cấp ủy, chính quyền. Thu hút phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã đa ngành với các hình thức hợp tác, liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hình thành chuỗi giá trị dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Định hướng đến năm 2030, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% trục đường liên xã có hệ thống chiếu sáng công cộng; đường liên thôn được lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường; xây dựng nông thôn theo hướng phát triển đô thị.

Một số hình ảnh người Dao xã Hòa Bình phát triển kinh tế hàng hóa:

Hộ ông Bàn Văn Đại, ở thôn Thác Cát nuôi vịt lấy trứng với quy mô trên 2.500 con, thời điểm cao là 6.000 con vịt, hiệu quả kinh tế cao.

Hộ ông Bàn Văn Đại, ở thôn Thác Cát nuôi vịt lấy trứng với quy mô trên 2.500 con, thời điểm cao là 6.000 con vịt, hiệu quả kinh tế cao.

2 hộ là ông Triệu Tài Ngân và ông Đặng Phúc Đức nuôi Dúi má đào và đã nuôi được trên 400 con sinh sản tốt, giá xuất chuồng từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg.

2 hộ là ông Triệu Tài Ngân và ông Đặng Phúc Đức nuôi Dúi má đào và đã nuôi được trên 400 con sinh sản tốt, giá xuất chuồng từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg.

Bí xanh là sản phẩm thương hiệu OCOP của xã Hòa Bình, cho thu nhập khoảng 9-10 triệu đồng/sào/vụ.

Bí xanh là sản phẩm thương hiệu OCOP của xã Hòa Bình, cho thu nhập khoảng 9-10 triệu đồng/sào/vụ.

Bưởi đào da xanh trồng thí điểm ở vùng rừng xã Hòa Bình cây sinh trưởng tốt, quả ăn ngon được được thực khách ưa chuộng.

Bưởi đào da xanh trồng thí điểm ở vùng rừng xã Hòa Bình cây sinh trưởng tốt, quả ăn ngon được được thực khách ưa chuộng.

Năm 2023, xã Hòa Bình trồng được 37ha cây gỗ lớn gồm: Lim, giổi, lát...

Năm 2023, xã Hòa Bình trồng được 37ha cây gỗ lớn gồm: Lim, giổi, lát...

Vũ Phong Cầm

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/quang-ninh-xa-hoa-binh-xay-dung-nong-thon-theo-huong-phat-trien-do-thi-375435.html