PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu: Hành trình kiến tạo tương lai từ nghệ thuật thị giác

Nghệ thuật thị giác giữ vị trí nền tảng trong chiến lược đào tạo liên ngành, không chỉ là kỹ thuật mà còn là năng lực tư duy hình ảnh và sáng tạo cốt lõi. PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, đây là không gian khai phóng, khuyến khích sự khác biệt và trang bị cho sinh viên khả năng cạnh tranh, thích ứng trong bối cảnh truyền thông số và trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ.

>

Thưa , trong chương trình đào tạo của Nhà trường, nghệ thuật thị giác được đặt ở vị trí như thế nào? Ông có thể chia sẻ thêm quan điểm của mình về : liệu đây chỉ là một công cụ kỹ thuật, hay còn là năng lực tư duy thị giác cốt lõi mà sinh viên cần rèn luyện?

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu: Trong chương trình đào tạo và hệ sinh thái sáng tạo của , nghệ thuật thị giác giữ một vị trí rất quan trọng, được xem như nền tảng định hướng và kết nối các hoạt động giáo dục sáng tạo đa dạng của Nhà trường. Nếu như các lĩnh vực thiết kế ứng dụng như đồ họa, nội thất, thời trang hay kiến trúc thường gắn với quy trình sản xuất khắt khe và sản phẩm đầu ra đã định hình sẵn, thì nghệ thuật thị giác chính là không gian giàu tính khai phóng nhất, khuyến khích sự khác biệt, đột phá và vượt ra khỏi khuôn mẫu quen thuộc.

 PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với tư cách là một ngành đào tạo riêng, nghệ thuật thị giác tại Nhà trường hiện có hai chuyên ngành tiên phong: Nghệ thuật tạo hình đương đại và Nhiếp ảnh nghệ thuật. Đây là chương trình đầu tiên ở Việt Nam được dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc, kết hợp định hướng ứng dụng cao, tích hợp các lĩnh vực nghệ thuật thị giác cùng kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa và di sản. Sinh viên được tiếp cận kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, tham gia dự án thực tế và các chương trình lớn như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, Photo Hanoi, qua đó phát triển tư duy thẩm mỹ và năng lực sáng tạo toàn diện. Bên cạnh đó là trưng bày sản phẩm kết quả học tập thường niên Dòng chảy sáng tạo vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.

Ví dụ, nhiếp ảnh nghệ thuật trong chương trình không chỉ là kỹ năng chụp, mà là năng lực cốt lõi mà sinh viên cần rèn luyện. Chúng tôi không dừng lại ở việc dạy cách bấm máy, mà còn đào sâu cách nhìn, cách hiểu, cách nghiên cứu và cách trình bày tác phẩm nhiếp ảnh. Một bức ảnh không chỉ là khoảnh khắc hay cách cảm, mà còn là sự trình hiện của ý tưởng, tư duy và thông điệp cá nhân.

Chúng tôi không dừng lại ở việc dạy cách bấm máy, mà còn đào sâu cách nhìn, cách hiểu, cách nghiên cứu và cách trình bày tác phẩm nhiếp ảnh.

Để phát huy vai trò này, chương trình kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu và phê bình nghệ thuật, giúp sinh viên nắm vững bối cảnh lịch sử, trường phái nghệ thuật, đồng thời hiểu được mối liên hệ giữa tạo hình, nhiếp ảnh và các phương thức biểu đạt khác. Song song đó, Nhà trường khuyến khích sinh viên phát triển cá tính sáng tạo thông qua các dự án thử nghiệm, workshop chuyên sâu về chân dung, phong cảnh biểu đạt, trừu tượng và nghệ thuật ý niệm. Sinh viên còn được tạo điều kiện để tham gia triển lãm, dự thi và nhận phản hồi từ giới chuyên môn trong và ngoài nước. Phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới, hướng đến việc đánh giá toàn diện quá trình phát triển ý tưởng và mời các giám tuyển, chuyên gia uy tín tham gia hướng dẫn, phản biện.

Với triết lý này, ngành nói chung và nhiếp ảnh nghệ thuật nói riêng không chỉ mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng mà còn trang bị cho sinh viên nền tảng tư duy hình ảnh, sáng tạo và phản biện có chiều sâu – những năng lực cốt lõi trong thời đại truyền thông số.

Trong môi trường đào tạo tích hợp giữa nghệ thuật, công nghệ và truyền thông hiện nay, sinh viên chuyên ngành nhiếp ảnh nói riêng và nghệ thuật thị giác nói chung thường lựa chọn những hướng đi nghề nghiệp nào sau khi tốt nghiệp?

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu: Có thể nói, trong môi trường đào tạo tích hợp giữa nghệ thuật, công nghệ và truyền thông hiện nay, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành nhiếp ảnh nghệ thuật và nghệ thuật tạo hình đương đại của Nhà trường có lợi thế cạnh tranh rất lớn, vì các em không chỉ được đào tạo thuần về kỹ năng chuyên môn mà còn được trang bị tư duy liên ngành, khả năng ứng dụng công nghệ và hiểu biết sâu về bối cảnh công nghiệp văn hóa – sáng tạo.

 Buổi trưng bày kết quả học tập "Dòng chảy sáng tạo" - dấu ấn nghệ thuật đầu tiên của sinh viên năm nhất, năm hai Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (VNU-SIS).

Buổi trưng bày kết quả học tập "Dòng chảy sáng tạo" - dấu ấn nghệ thuật đầu tiên của sinh viên năm nhất, năm hai Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (VNU-SIS).

Về hướng đi nghề nghiệp, sinh viên có rất nhiều lựa chọn đa dạng. Với nền tảng nghệ thuật tạo hình vững chắc, các em có thể trở thành họa sĩ, nhà điêu khắc, hoặc nhà giáo dục nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo và trung tâm phát triển năng lực sáng tạo. Ở lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn con đường làm nhiếp ảnh gia thương mại, thực hiện các dự án chụp sản phẩm, thời trang, sự kiện, hoặc trở thành nhiếp ảnh gia báo chí – phóng sự, ghi lại những khoảnh khắc, câu chuyện mang tính thời sự, xã hội. Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ đã xây dựng thương hiệu cá nhân như nhiếp ảnh gia nghệ thuật độc lập, tham gia triển lãm và xuất bản các tác phẩm mang dấu ấn riêng.

Ngoài ra, sự giao thoa giữa nhiếp ảnh, công nghệ và thiết kế mở ra cơ hội nghề nghiệp mới mẻ trong vai trò chuyên viên xử lý hậu kỳ ảnh – video, thiết kế đồ họa truyền thông đa phương tiện, UI/UX, quay phim, dựng phim, nghệ sĩ 3D hoặc sáng tác trong không gian thực tế ảo (VR/AR). Đây đều là những lĩnh vực đang phát triển rất nhanh trong kỷ nguyên số.

 Bài tập của sinh viên SIS được thể hiện dưới đa dạng hình thức, chất liệu.

Bài tập của sinh viên SIS được thể hiện dưới đa dạng hình thức, chất liệu.

Với nền tảng hiểu biết về truyền thông và kinh tế sáng tạo, sinh viên cũng có thể đảm nhiệm vai trò chuyên viên marketing, quản lý nội dung số, xây dựng thương hiệu, hoặc trở thành người sáng tạo nội dung độc lập trên các nền tảng số như YouTube, TikTok. Một số em đam mê nghiên cứu có thể phát triển sự nghiệp giảng dạy, trở thành giảng viên, giám tuyển, nhà sưu tập hoặc chuyên gia tư vấn hình ảnh.

Chúng tôi tin rằng, với triết lý “Kiến tạo tương lai bằng tri thức liên ngành”, Nhà trường hướng tới xây dựng một nền giáo dục nghệ thuật tiên phong, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, năng lực phản biện và khả năng ứng dụng rộng rãi trong xã hội đương đại. Cần nhấn mạnh rằng, chương trình của chúng tôi là giáo dục nghệ thuật, không phải sư phạm nghệ thuật – tức là tập trung đào tạo người làm nghề, nhà sáng tạo và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật, thay vì chỉ đào tạo giáo viên giảng dạy mỹ thuật trong trường phổ thông. Đây là điểm khác biệt quan trọng để sinh viên có thể tự tin khẳng định bản thân trong môi trường nghề nghiệp rộng mở trong nước và quốc tế.

Từ góc độ quản lý đào tạo, ông đánh giá ra sao về tiềm năng phát triển của nghệ thuật thị giác trong chiến lược đào tạo liên ngành, đặc biệt trong bối cảnh truyền thông số và lĩnh vực sáng tạo nội dung đang bùng nổ mạnh mẽ?

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu: Với tư cách người tham gia quản lý và định hướng đào tạo, tôi cho rằng nghệ thuật thị giác đang có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ và giữ vai trò thiết yếu trong chiến lược đào tạo liên ngành của Nhà trường, nhất là trong bối cảnh truyền thông số và lĩnh vực sáng tạo nội dung đang bùng nổ chưa từng có.

Nghệ thuật thị giác đang trở thành lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng.

Nghệ thuật thị giác đang trở thành lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng.

Thứ nhất, nghệ thuật thị giác có khả năng liên ngành rất cao. Khi kết hợp với di sản học, nó mở ra hướng tiếp cận mới về di sản nghệ thuật thị giác, giúp nghiên cứu, lưu giữ và quảng bá các giá trị văn hóa qua ngôn ngữ hình ảnh. Khi giao thoa với công nghiệp văn hóa, nó trở thành văn hóa thị giác, tham gia trực tiếp vào sản xuất nội dung cho các ngành giải trí, truyền thông, quảng cáo, giáo dục. Sự giao thoa đó khiến nội hàm của nghệ thuật thị giác không ngừng được mở rộng, trở thành nền tảng quan trọng trong hệ sinh thái kinh tế sáng tạo.

Đặc biệt, tư duy liên ngành trong nghệ thuật là học phần nền tảng, trang bị kiến thức về khái niệm, cách tiếp cận, khả năng kết nối tri thức liên ngành và ứng dụng linh hoạt trong thực hành sáng tác. Đây chính là chìa khóa giúp sinh viên phát triển năng lực sáng tạo, nghiên cứu và hội nhập xu hướng nghệ thuật đương đại toàn cầu.

Thứ hai, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên “visual-first”, nơi hình ảnh và trải nghiệm trực quan đóng vai trò chủ đạo. Từ quảng cáo, truyền thông thương hiệu, cho đến trình bày dữ liệu hay xây dựng nhận diện doanh nghiệp, tất cả đều cần nội dung hình ảnh chất lượng cao. Điều này tạo ra nhu cầu thị trường khổng lồ, đòi hỏi nguồn nhân lực vừa giỏi chuyên môn, vừa hiểu được bối cảnh số.

Thứ ba, các môn nghệ thuật thị giác không chỉ dừng lại ở kỹ thuật mà rèn luyện năng lực tư duy thẩm mỹ, khả năng giải quyết vấn đề bằng hình ảnh, kể chuyện và truyền tải thông điệp – những năng lực khó thay thế hoàn toàn bởi AI. Khi công nghệ phát triển, chính khả năng tư duy thiết kế và sáng tạo sẽ tạo nên khác biệt của con người.

Ngoài ra, nghệ thuật thị giác có khả năng tích hợp rất linh hoạt vào công nghệ thông tin, thương mại, giáo dục. Từ thiết kế giao diện người dùng (UI/UX), xây dựng trò chơi, trải nghiệm VR/AR, cho tới minh họa dữ liệu, nghệ thuật thị giác luôn đóng vai trò làm “cầu nối” giữa công nghệ và người dùng cuối.

Hơn nữa, trong kỷ nguyên AI, nghệ thuật thị giác không đối lập với công nghệ mà khuyến khích thử nghiệm, đổi mới và hợp tác. AI có thể là công cụ mạnh mẽ, nhưng vẫn cần con người có tư duy thẩm mỹ để định hướng, phát triển ý tưởng và tạo ra sản phẩm có hồn.

Chính vì vậy, đầu tư cho nghệ thuật thị giác là chiến lược lâu dài để đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng và dẫn đầu trong thời đại số hóa toàn diện.

Hiện nay, sự xuất hiện của các công cụ AI hỗ trợ chỉnh sửa và tạo hình ảnh ảo đang thay đổi cách thức sản xuất hình ảnh trong truyền thông số. Theo ông, sinh viên theo học nhiếp ảnh lẫn tạo hình đương đại cần điều chỉnh kỹ năng và tư duy như thế nào để không bị lạc hậu và duy trì được giá trị sáng tạo đặc thù của mình?

PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu: Tôi cho rằng sự phát triển của AI không phải là mối đe dọa, mà là một cơ hội lớn để sinh viên nhiếp ảnh và nghệ thuật tạo hình đương đại mở rộng khả năng sáng tác. Tuy nhiên, các em cần điều chỉnh cả kỹ năng và tư duy. Trước hết, sinh viên phải chủ động học cách khai thác AI như công cụ hỗ trợ ý tưởng, xử lý hậu kỳ, tạo mẫu và tối ưu quy trình làm việc.

Quan trọng hơn, các em cần nuôi dưỡng năng lực mà công nghệ rất khó thay thế: cảm xúc, cảm hứng và khả năng kể chuyện bằng hình ảnh. Một tác phẩm nghệ thuật giá trị không chỉ ở kỹ thuật mà còn ở quá trình sáng tạo, cách sử dụng ẩn dụ, trần thuật lớp lang, tinh thần cá nhân và tư tưởng nghệ thuật ẩn sau từng chi tiết. AI có thể tạo ra hình ảnh đẹp mắt, nhưng không thể thay con người quyết định câu chuyện cần kể và thông điệp cần lan tỏa.

Chiều sâu ý tưởng và cách biểu đạt độc đáo sẽ làm nên giá trị khác biệt của người nghệ sĩ trong thời đại công nghệ.

Vì vậy, chúng tôi khuyến khích sinh viên duy trì sự nhạy cảm thẩm mỹ và dấu ấn cá nhân, vì chính chiều sâu ý tưởng và cách biểu đạt độc đáo sẽ làm nên giá trị khác biệt của người nghệ sĩ trong thời đại công nghệ.

Trân trọng cảm ơn ông!

AI đồng hành cùng giới trẻ mùa hè

Người trẻ mang 'Huế tử tế' đến cộng đồng

Xu hướng Workation hè 2025: Khi bạn trẻ 'đưa văn phòng ra biển'

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/pgsts-nguyen-van-hieu-hanh-trinh-kien-tao-tuong-lai-tu-nghe-thuat-thi-giac-post1758395.tpo