Trong khi sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, nhưng có thể tìm thấy nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt hành tinh.
Cũng giống như trên Trái đất, những mảng màu mà chúng ta có thể thấy trong ảnh chụp từ Sao Hỏa đến từ các khoáng chất đa dạng trên hoặc ngay dưới bề mặt.
Trong trường hợp, do tình trạng xói mòn diễn ra khốc liệt mà các khoáng chất dưới bề mặt xuất hiện những vệt sáng khoáng chất kỳ lạ với các gam màu khác nhau, theo nhóm nghiên cứu giải thích từ camera HiRISE đáng kinh ngạc ngay trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO).
Ở đây, tàu MRO đã quay quanh sao Hỏa và đã chụp được những hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy sự đa dạng ở trên và dưới bề mặt sao Hỏa. Điển hình là vùng miệng núi lửa Kaiser — và cánh đồng cồn cát khổng lồ bên trong.
Đây là mục tiêu nghiên cứu thường xuyên của HiRISE, vì vậy các nhà khoa học đã nhận ra những thay đổi theo mùa diễn ra tại cảnh quan luôn thay đổi và dịch chuyển này.
Các nhóm nghiên cứu của HiRISE nói rằng các cồn cát khổng lồ trong miệng núi lửa Kaiser trải qua sự xói mòn mạnh mẽ của các mặt trượt dốc hàng năm vào cuối mùa đông, khi mặt trời sưởi ấm những sườn núi này và sương giá carbon dioxide theo mùa thăng hoa (có nghĩa là nó chuyển từ thể rắn thành khí).
Miệng núi lửa Kaiser nằm ở Noachis Terra, một khu vực trên sao Hỏa nằm giữa hai hố va chạm khổng lồ trên sao Hỏa: Argyre và Hellas.
Noachis được bao phủ dày đặc bởi các hố va chạm đến mức nó được coi là một trong những dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa (thuật ngữ "Noachian" xuất phát từ tên Trái đất là Noah, dùng để chỉ một trong những khoảng thời gian sớm nhất).
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trên thực tế, mặt trăng Titan sao Thổ cũng có cồn cát độc đáo lớn nhất hệ mặt trời. Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ đó ở độ phân giải cao khi Dragonfly thực hiện chuyến thăm mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ vào năm 2034.
Huỳnh Dũng (Theo Phys)