Nỗ lực giảm áp lực tồn kho
Sản xuất công nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh. Mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong những năm gần đây nhưng thực tế cho thấy lĩnh vực này vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn. Trong đó, thách thức lớn nhất hiện nay là tình trạng hàng tồn kho ở mức cao, gây áp lực lên hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

Công nghiệp chế biến nông sản, lâm nghiệp trênđịa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Trong ảnh: Ứng dụng máy móc vào chế biến gỗ nhằmnâng cao giá trị sản xuất tại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn xã Thanh Minh, TP.Điện Biên Phủ.
Hàng tồn kho cao
Ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trongcơ cấu nền kinh tế tỉnh. Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyếnkhích đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, Chương trình hành động phát triển côngnghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm2045, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành: Công nghiệp năng lượng, côngnghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Với các chính sách thuận lợi, ngành công nghiệptỉnh có bước phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnhcó trên 2.600 cơ sở công nghiệp nông thôn. Riêng quý I/2025, chỉ số sản xuấttoàn ngành công nghiệp ước tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngànhkhai khoáng tăng 17,42%; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,04%; ngành sản xuất vàphân phối điện tăng 13,05%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rácthải, nước thải tăng 2,31%...
Mặc dù giá trị ngành công nghiệp gia tăng nhưngnghịch lý là lượng hàng tồn kho luôn ở mức cao, nhất là đối với ngành công nghiệpsản xuất. Điển hình, năm 2024, mặc dù giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệpước tăng 22,43%, nhưng chỉ số tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tăng tơí162,55% so với cùng kỳ năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 23,22 lần).Trong quý I/2025, chỉ số tồn kho dù giảm 10,26% so với tháng trước nhưng vẫntăng đến 155,34% so với cùng kỳ năm 2024.
Hàng tồn kho đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sảnxuất ngày càng khó khăn hơn. Bởi sản phẩm không bán được, doanh nghiệp sẽ thiêúvốn để quay vòng sản xuất và mua nguyên liệu dự trữ phục vụ sản xuất khi thịtrường phục hồi. Vì thế, đa số các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất côngnghiệp trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảmlao động, thu hẹp sản xuất đợi qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Điều này thể hiện rõ ở chỉ số tiêu thụ sản phẩm.Trong năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm7,81%, trong đó ngành in ấn giảm 6,37%, sản xuất xi măng giảm 8,36% - đây là sảnphẩm chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số tiêu thụ chung củatoàn ngành chế biến. Riêng quý I/2025, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệpchế biến, chế tạo giảm 1,46% so với cùng kỳ năm 2024.
Xi măng Điện Biên là mặt hàng chiếm tỷ trọngcao và tác động lớn đến chỉ số sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong khoảng 2năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ xi măng gặp nhiều khókhăn, tình trạng tồn kho càng đáng lo ngại. Như năm 2023, Nhà máy Xi măng ĐiệnBiên sản xuất 300.000 tấn nhưng chỉ tiêu thụ được hơn 250.000 tấn, còn lại tồnkho. Quý I/2024, sản lượng tiêu thụ mới đạt 83.650 tấn trên hơn 179.000 tấn sảnxuất. Quý I/2025, sản lượng tiêu thụ tiếp tục giảm 1,06%.
Theo ông Nguyễn Hữu Sơn, Phó Giám đốc Công ty Cổphần Xi măng Điện Biên, 93% sản lượng xi măng tiêu thụ trong tỉnh nhưng vẫn gặpnhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt. Việc tiêu thụ ngoài tỉnh, đặc biệt là xuấtkhẩu sang Lào, cũng bị hạn chế. Cùng vơíđó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm sút, khiếndoanh nghiệp bị ảnh hưởng. Để duy trì sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đã phảiđiều chỉnh cắt giảm công suất hoạt động, điều chỉnh giá bán sản phẩm...

Xi măng là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp sản xuất.
Việc chỉ số tồn kho tăng cao là tín hiệu cho thâýnền kinh tế đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nếu không có giải pháp kịpthời và hiệu quả, việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhấtlà mức tăng trưởng trên 10,5% trong năm 2025, sẽ khó đạt được.
Linh hoạt ứng phó
Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp dự báo cònnhiều khó khăn, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì đểphục hồi sản xuất. Tuy nhiên, nguồn kinh phí khuyến công vẫn còn hạn chế. Năm2023, tỉnh chỉ thực hiện được 3 đề án từ nguồn địa phương và 3 doanh nghiệp nhậnhỗ trợ từ nguồn quốc gia với tổng kinh phí 700 triệu đồng. Năm 2024, chỉ có 580triệu đồng được phân bổ. Hoạt động khuyến công vẫn chủ yếu tập trung vào hỗ trợmáy móc, thiết bị, thiếu các đề án có nội dung đổi mới, sáng tạo hoặc hỗ trợxúc tiến thương mại - vấn đề then chốt giúp giải phóng hàng tồn kho.
Để tháo gỡ điểm nghẽn hàng tồn kho, các doanhnghiệp kỳ vọng tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước, hỗtrợ kết nối cung - cầu nhằm kích thích sức mua và tạo điều kiện để tiếp cận đơnhàng mới. Cần có chính sách tín dụng phù hợp như giảm lãi suất, giãn, hoãn nợgiúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư. Cùng với đó, tăng cường đầu tư hạ tầngkỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, chế tạo,công nghiệp hỗ trợ...; tổ chức các hoạt động kích cầu như hội chợ, tuần hàng, sựkiện khuyến mại để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tụchành chính, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêugiá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 10 -12%/năm, đến năm 2025 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng14%/năm. Để đạt mục tiêu, ngành Công Thương triển khai các hoạt động khuyếncông với tổng kinh phí hơn 23 tỷ đồng, để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, đầu tưmáy móc, xây dựng mô hình mới, phát triển cụm công nghiệp... Đồng thời, rà soátlại cơ chế, chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợpvới tình hình thực tế tại địa phương; tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảiquyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Một điểm sáng đáng ghi nhận là việc tỉnh đã triểnkhai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), góp phần quan trọng trongthúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thương mại biên giới. Chỉ trongquý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã đạt gần 33 triêụUSD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu chiếmhơn 24 triệu USD, tăng 11,85% so với cùng kỳ năm trước - chủ yếu từ hàng hóa xuấttrực tiếp sang các tỉnh Bắc Lào.
Với quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,ngành công nghiệp tỉnh đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằmgiảm tồn kho, như: Tăng cường kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ; hỗtrợ đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Những nỗ lực này không chỉgiúp giải phóng hàng tồn, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp mà còn góp phần ổnđịnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của ngànhcông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành tỉnh, bản thâncác doanh nghiệp cũng cần nghiêm túc đánh giá lại mô hình kinh doanh, chất lượngsản phẩm, từ đó tìm ra nguyên nhân chưa chinh phục được người tiêu dùng - liêụdo cạnh tranh từ hàng ngoại hay do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thịtrường.
Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/no-luc-giam-ap-luc-ton-kho